1 km đường “ngốn” hơn 35 triệu USD

(ANTĐ) - Ngày 17-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe và góp ý về Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP Hồ Chí Minh. Theo Bộ trưởng Bộ GT-VT Hồ Nghĩa Dũng, hiện có 4 phương án xây dựng là xây mới, hoặc mở rộng, cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt cũ thành đường sắt cao tốc. Chính phủ kiến nghị chọn phương án xây dựng tuyến đường sắt mới có tốc độ khai thác 300km/giờ.

Bàn về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trình bày tại phiên họp UBTVQH sáng qua, 17-4, nhiều thành viên UB bày tỏ quan tâm đến nội dung giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh. Theo Chủ nhiệm UB KHCN&MT Đặng Vũ Minh, hiện có hai quan điểm về giải quyết tranh chấp tại cơ quan hành chính. Loại ý kiến thứ nhất tán thành giao thẩm quyền giải quyết một số tranh chấp của người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh cho cơ quan bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tại địa phương để giải quyết các tranh chấp giá trị nhỏ (dưới 10 triệu đồng) như tại dự thảo Luật. Ý kiến này cũng cho rằng dự thảo Luật cần tạo điều kiện để người tiêu dùng có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước giải quyết cho họ một số khiếu nại nhất định. Đến năm 2030, nhu cầu hành khách trên hành lang vận tải Bắc - Nam sẽ là 534 nghìn hành khách/ngày, tương đương 195 triệu hành khách/năm (chỉ tính những chuyến đi liên tỉnh), tương ứng với tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 6,59%. Loại ý kiến thứ hai cho rằng không nên quy định phương thức giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hành chính cho cơ quan bảo vệ người tiêu dùng tại địa phương, vì bản chất việc tranh chấp về tiêu dùng là những tranh chấp dân sự. Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi cho rằng, người tiêu dùng không thể tự mình đánh giá chất lượng hay giá cả mà nhất thiết phải có sự vào cuộc của các cơ quan Nhà nước. Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Thu Ba cũng nêu ý kiến, nhiều quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự là không khả thi trong trường hợp này. “Tại sao không giao cho Viện Kiểm sát nhiệm vụ xác minh thiệt hại? Nhiều nước cũng đã giao cho công tố viên thực hiện việc giám định thiệt hại của người tiêu dùng, nếu vụ việc có tầm ảnh hưởng lớn đến cộng đồng” - Chủ nhiệm UB Tư pháp gợi ý. Theo trình bày của Bộ GT-VT, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam dài 1.570km với 27 ga (25 ga dọc tuyến và 2 ga đầu cuối). Trong đó, cầu cạn dài 1.043km (chiếm 67%). Theo đó, thời gian chạy tàu từ Hà Nội - Vinh là 1 giờ 24 phút; từ TP Hồ Chí Minh - Nha Trang là 1 giờ 30 phút. Thời gian chạy tàu từ Hà Nội - Hòa Hưng (TP Hồ Chí Minh) là 5 giờ 38 phút đối với tàu nhanh (chỉ đỗ các ga Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang) và 6 giờ 51 phút với tàu thường đỗ ở tất cả các ga. Tổng diện tích đất thu hồi khoảng 4.170ha đất và 9.480 hộ cần tái định cư. Tổng mức đầu tư của dự án ước khoảng 55,8 tỷ USD. Dự án được phân kỳ đầu tư, giai đoạn I, đến 2020 đưa vào khai thác đoạn Hà Nội - Vinh và đoạn Nha Trang - TP Hồ Chí Minh. Giai đoạn II, đến 2030 đưa vào khai thác đoạn Vinh - Đà Nẵng và hoàn thành toàn tuyến vào năm 2035. Tán thành với chủ trương xây dựng dự án nhưng Chủ nhiệm UB Kinh tế Hà Văn Hiền cho rằng, đây là dự án có tổng mức đầu tư lớn, sử dụng nhiều đất nên tác động rất lớn đến các vùng miền, địa phương. Do đó, việc xây dựng phải nghiên cứu kỹ, lựa chọn thời gian đầu tư xây dựng phù hợp. Ông Hà Văn Hiền nói: “Bộ GT-VT tính rằng, giai đoạn tới, còn thiếu phương tiện vận chuyển 57 triệu khách/năm, nhưng tính toán như thế chưa hẳn đã hợp lý. Phải tính trong số đó có bao nhiêu người có nhu cầu đi đường sắt cao tốc”. Một số ý kiến khác cho rằng, vấn đề nguồn vốn cho dự án rất nan giải. Thực tế, tổng vốn đầu tư là 55 tỷ là tính thời điểm 2008, nhưng hiện nay giá đền bù tăng, mọi thứ khác cũng tăng nên đến thời điểm khởi công, tổng vốn đầu tư sẽ tăng. Ngoài ra, cũng trong giai đoạn tới nền kinh tế sẽ cần một khối lượng vốn lớn. Nếu đầu tư hết cho giao thông thì sẽ rất căng. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nói: “Phải lựa chọn thời điểm đầu tư cho phù hợp vì việc bố trí nguồn vốn không hề dễ dàng, nhất là trong bối cảnh có quá nhiều dự án cấp bách cần vốn ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... “Dự án này rất cần thiết nhưng phải có báo cáo đầy đủ để Quốc hội và nhân dân biết. Cần tính toán lại số ga, vì dừng lại nhiều thì chi phí lớn mà tốc độ chưa đạt 350km/h đã phải giảm vì có 25 ga dọc tuyến và 2 ga đầu cuối, trung bình 58km/ga. Nếu dừng ở Vinh, Hà Tĩnh hay Ninh Bình - Nam Định thì ôtô nhanh hơn mà khỏi cần tàu cao tốc” - ông Ksor Phước nói.

Nguồn ANTĐ: http://www.anninhthudo.vn/tianyon/index.aspx?articleid=72251&channelid=3