10 sự thật cần biết trước khi tiến hành phẫu thuật đầu gối

Quyết định phẫu thuật đầu gối phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm sức khỏe tổng thể của cá nhân, mức độ đau, hạn chế chức năng và mục tiêu phục hồi. Dưới đây là một số sự thật nhất định bạn phải biết về phẫu thuật đầu gối.

Khi nào nên tiến hành phẫu thuật đầu gối?

Phẫu thuật đầu gối được khuyến khích khi các phương pháp điều trị như vật lý trị liệu, dùng thuốc và điều chỉnh lối sống không làm giảm đau đầu gối hay phục hồi các chức năng. Một số tình trạng có thể cần phải phẫu thuật đầu gối, bao gồm viêm khớp nặng, rách dây chằng (chẳng hạn như ACL hoặc rách sụn khớp), tổn thương sụn hoặc gãy xương.

Quyết định phẫu thuật đầu gối phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm sức khỏe tổng thể của cá nhân, mức độ đau, hạn chế chức năng và mục tiêu phục hồi. Dưới đây là một số sự thật nhất định bạn phải biết về phẫu thuật đầu gối.

Bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố như cường độ đau, suy giảm chức năng và ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày cũng như chất lượng cuộc sống để quyết định thời gian tiến hành phẫu thuật. Trong một số trường hợp, việc trì hoãn phẫu thuật có thể dẫn đến tổn thương hoặc suy thoái khớp nặng hơn.

Dưới đây là một số sự thật nhất định về phẫu thuật đầu gối người ta phải biết.

Phẫu thuật đầu gối được khuyến khích khi các phương pháp điều trị như vật lý trị liệu, dùng thuốc và điều chỉnh lối sống không làm giảm đau đầu gối hay phục hồi các chức năng

Sự thật cần biết về phẫu thuật đầu gối

Tình trạng sức khỏe tiềm ẩn làm xấu đi sức khỏe đầu gối

Nhiều tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác nhau có thể dẫn đến nhu cầu phẫu thuật đầu gối khác nhau. Viêm xương khớp nặng, đặc trưng bởi sự thoái hóa sụn khớp, thường cần phải phẫu thuật thay khớp gối để giảm đau và cải thiện khả năng vận động. Viêm khớp dạng thấp, một rối loạn tự miễn dịch, có thể gây viêm và tổn thương khớp, cần can thiệp phẫu thuật để phục hồi chức năng.

Rách dây chằng, chẳng hạn như dây chằng chéo trước (ACL) hoặc sụn chêm, có thể cần phải phẫu thuật sửa chữa hoặc tái tạo, đặc biệt ở những người năng động.

Các tình trạng khác như hoại tử vô mạch, gãy xương hoặc chấn thương nghiêm trọng cũng cần cầu phẫu thuật đầu gối để giải quyết tổn thương cấu trúc và khôi phục sự ổn định và chức năng của khớp.

Chỉ định phẫu thuật

Phẫu thuật đầu gối thường được khuyến nghị cho những người bị đau đầu gối nghiêm trọng, cứng khớp, sưng tấy và giảm khả năng vận động, ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống. Các phương pháp điều trị bảo tồn như dùng thuốc, vật lý trị liệu và tiêm thường được thực hiện trước khi phẫu thuật.

Các loại phẫu thuật đầu gối khác nhau

Phẫu thuật đầu gối bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, bao gồm thay khớp gối toàn phần (TKR), thay khớp gối một phần (PKR), nội soi khớp gối và sửa chữa dây chằng đầu gối. Mỗi hướng giải quyết các tình trạng khác nhau sẽ có các mục tiêu cũng như quy trình phục hồi cụ thể

Sự chuẩn bị trước phẫu thuật

Trước khi phẫu thuật, nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ tiến hành đánh giá kỹ lưỡng, bao gồm kiểm tra thể chất, xét nghiệm hình ảnh (X-quang, MRI) và đánh giá bệnh sử. Bạn có thể cần phải trải qua các xét nghiệm máu và các đánh giá khác để đảm bảo bạn đủ sức khỏe để phẫu thuật.

Phẫu thuật đầu gối thường được khuyến nghị cho những người bị đau đầu gối nghiêm trọng, cứng khớp...

Rủi ro và biến chứng

Giống như bất kỳ thủ tục phẫu thuật nào, phẫu thuật đầu gối đều tiềm ẩn những rủi ro như nhiễm trùng, đông máu, tổn thương dây thần kinh và phản ứng bất lợi khi gây mê. Ngoài ra, có nguy cơ thất bại trong cấy ghép hoặc các biến chứng cụ thể trong quy trình, vì vậy điều quan trọng là phải thảo luận những vấn đề này với bác sĩ phẫu thuật của bạn.

Thời gian phục hồi của bạn sẽ là bao lâu?

Quá trình phục hồi sau phẫu thuật đầu gối khác nhau tùy thuộc vào loại thủ thuật và các yếu tố cá nhân như tuổi tác, sức khỏe tổng thể và việc tuân thủ các quy trình phục hồi chức năng. Nói chung, quá trình phục hồi ban đầu có thể mất vài tuần đến vài tháng, sau đó phục hồi hoàn toàn và trở lại hoạt động bình thường thường cần vài tháng đến một năm.

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật là gì?

Vật lý trị liệu đóng một vai trò quan trọng trong việc phục hồi sau phẫu thuật đầu gối, giúp phục hồi sức mạnh, tính linh hoạt và phạm vi chuyển động đồng thời giảm đau và sưng. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ trị liệu và cam kết tập thể dục thường xuyên là điều quan trọng để phục hồi tối ưu.

Mặc dù phẫu thuật đầu gối nhằm mục đích cải thiện khả năng vận động và giảm đau nhưng nó chỉ ở một mức độ nhất định, sẽ không thể khỏe khoắn như lúc chưa bị bệnh. Một số cá nhân có thể giảm đau đáng kể và phục hồi chức năng, trong khi những người khác có thể chỉ cải thiện một phần hoặc cần can thiệp bổ sung.

Tỷ lệ thành công

Sự thành công của phẫu thuật đầu gối bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm kỹ thuật phẫu thuật, loại mô cấy, nỗ lực phục hồi chức năng và đặc điểm của từng bệnh nhân. Mặc dù nhiều người nhận được lợi ích lâu dài từ phẫu thuật đầu gối nhưng kết quả có thể khác nhau và một số có thể phải phẫu thuật chỉnh sửa trong tương lai.

Sau phẫu thuật đầu gối, bạn có thể cần thực hiện một số thay đổi trong lối sống để bảo vệ đầu gối và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Điều này có thể bao gồm tránh các hoạt động có tác động mạnh, duy trì cân nặng hợp lý, sử dụng các thiết bị hỗ trợ khi cần thiết và tuân theo chế độ tập luyện cân bằng.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải theo dõi và tái khám thường xuyên sau phẫu thuật. Đây là điều cần thiết giúp giải quyết mọi lo ngại hoặc biến chứng, đồng thời điều chỉnh kế hoạch điều trị nếu cần.

N.Hà/VOV.VN (Biên dịch) Theo Times of India

Nguồn VOV: https://vov.vn/suc-khoe/10-su-that-can-biet-truoc-khi-tien-hanh-phau-thuat-dau-goi-post1094654.vov