2 vạn tù nhân Triều Tiên biến mất

- Khoảng 20.000 tù nhân tại Trại giam số 22 – một trong những trại lao động khổ sai tàn khốc nhất dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đã biến mất đầy bí ẩn, một nhóm hoạt động nhân quyền cho biết.

- Khoảng 20.000 tù nhân tại Trại giam số 22 – một trong những trại lao động khổ sai tàn khốc nhất dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đã biến mất đầy bí ẩn, một nhóm hoạt động nhân quyền cho biết.

Khả năng 20.000 tù nhân đã bị ép chết vì nhiễm bệnh tật hoặc bị bỏ đói trong nỗ lực gấp rút đóng cửa Trại giam số 22 vào cuối năm ngoái.

Thông tin trên được tiết lộ trong bản báo cáo của Ủy ban Nhân quyền tại Triều Tiên (HRBK), đồng thời mô tả chi tiết những hình phạt dã man mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un thi hành kể từ khi lên nắm chức Chủ tịch Triều Tiên sau cái chết đột ngột của cố chủ tịch Kim Jong-in vào năm 2011.

Hiện nay, HRNK đang yêu cầu Chính phủ Triều Tiên cho phép điều tra về số phận của 20.000 tù nhân.

Tổ chức HRNK đặt trụ sở tại Washington đã thu thập thông tin từ những công dân Triều Tiên bỏ xứ bao gồm các cựu quản giáo và các tù nhân may mắn sống sót ra tù kết hợp với hình ảnh chụp từ vệ tinh.

Trong đó, NRNK đã tập trung theo dõi Trại giam số 22 nằm trên diện tích rộng gần 2.000 km2 – lớn hơn cả thủ đô London, Anh.

Một số báo cáo cho rằng tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng đồng nghĩa ít tù nhân bị giam giữ và số lượng tù nhân tại trại số 2 đã giảm từ 30.000 xuống còn 3.000.

Những binh sĩ Triều Tiên đảo ngũ cho biết khoảng 8.000 tù nhân có thể được chuyển sang các trại cải tạo khác, nhưng không có thông tin nào về các tù nhân này được tiết lộ.

Phạm nhân lao động trong Trại giam số 22 tại Triều Tiên

"Cuộc khủng hoảng tiền tệ vào năm 2009 ở Triều Tiên cùng với tình trạng mất mùa đã dẫn tới một số lượng lớn tù nhân tử vong ở nước này sau năm 2010”, báo cáo của tổ chức HRNK cho biết.

Một ủy ban của Liên Hợp Quốc đã tổ chức các phiên điều trần tại Seoul và Tokyo vào cuối tháng trước để kiểm tra các báo cáo về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Triều Tiên, bao gồm bắt cóc người nước ngoài. Mặc dù vậy, Bình Nhưỡng cho biết họ tôn trọng nhân quyền của người dân và từ chối cho phép các thành viên của uy ban này tới thăm một số khu vực đặc biệt.

Các nhà hoạt động cho biết khoảng 40% tù nhân ở Triều Tiên tử vong vì thiếu ăn, trong khi những người khác chết vì bệnh tật, xâm hại tình dục, tra tấn hay lao động kiệt sức. Đàn ông, phụ nữ và trẻ em được yêu cầu phải làm việc 16 giờ/ngày trong những điều kiện nguy hiểm thường tại các mỏ hay đốn gỗ.

Giới phân tích nhận định những tù nhân thi hành án trong các trại giam khổ sai dường như không có cơ hội sống sót trở về với gia đình. Những người trốn tù bị bắt lại sẽ bị tử hình.

Trước đó, Vị Tổng tham mưu trưởng nổi tiếng "diều hâu" của Triều Tiên có thể đã bị gạt bỏ để thay bằng vị tướng khác ôn hòa hơn.

Ngày 29/8, một nguồn tin trong chính phủ Hàn Quốc cho hay dường như Triều Tiên vừa mới sa thải người đứng đầu lực lượng quân đội theo đường lối cứng rắn trong một nỗ lực được cho là của nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhằm kiểm soát lực lượng quân đội hùng hậu của nước này.

Trên cương vị tổng tham mưu, ông Kim Kyok-sik được cho là đã chỉ đạo vụ tấn công đánh đắm tàu chiến Cheonan vào tháng 3/2010 và nã pháo vào đảo Yeonpyeong vào tháng 11/2010. Đến tháng 5/2013, ông được tái bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên.

Các chuyên gia phân tích cho rằng ông Kim Jong-un quan tâm đến phát triển kinh tế hơn cha mình và có thể ông nhận thấy rằng không thể duy trì một nhân vật “diều hâu” nắm quyền lực trong quân đội nếu muốn duy trì hợp tác với Hàn Quốc và Trung Quốc.

Chuyên gia Chung Sung-jang thuộc viện nghiên cứu Sejong nhận định: “Có vẻ như Kim Kyok-sik đã ngáng đường Kim Jong-un trong nỗ lực cải tổ kinh tế, mở cửa thị trường và cải thiện quan hệ với Hàn Quốc.”

Các chuyên gia cho rằng việc ông Kim Kyok-sik bị phế truất sẽ củng cố vị trí cho ông Choe Ryong-hae, người đứng đầu Bộ Chính trị Triều Tiên và có đầu óc ngoại giao hơn.

Thùy Vân (Tổng hợp KP, Infonet)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/2-van-tu-nhan-trieu-tien-bien-mat-2354201/