4 điều bố mẹ nên biết trước khi quyết định cho trẻ mặc tã ngủ ban đêm

Cho trẻ mặc tã vào ban đêm là một trong những cách hữu hiệu giúp cả trẻ lẫn bố mẹ được ngủ ngon giấc. Tuy nhiên nếu không biết cách mặc tã đúng cách cho con, bố mẹ sẽ khiến trẻ khó chịu và thức giấc thường xuyên hơn.

Nếu trẻ vẫn chưa học được thói quen ngồi bô vào ban đêm, bố mẹ sẽ phải sử dụng biện pháp cho trẻ mặc tã để đi ngủ. Tã dùng ban đêm cho trẻ có cùng một chức năng như tã ban ngày. Chúng được thiết kế để giúp trẻ thoải mái đi vệ sinh mà vẫn giữ giường ngủ và đồ ngủ của bé không bị vấy bẩn. Hiện nay, hầu hết tã ban đêm đều có thể duy trì được cho tới sáng nên bố mẹ không cần phải đánh thức trẻ dậy để thay tã giữa đêm hoặc đi vệ sinh như trước đây.

Khi quyết định cho trẻ mặc tã để ngủ, bố mẹ cần lưu ý những điều dưới đây để con có được giấc ngủ ngon lành nhất:

Trẻ dưới 4 tháng tuổi thức giấc do đói nhiều hơn là do ướt

Theo lời giải thích của các bác sĩ nhi khoa, trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi thường thức giấc do đói, chứ không phải vì bị ướt như nhiều bố mẹ vẫn quan niệm. Bởi vậy, nếu con bạn ở độ tuổi này và thường xuyên thức dạy với tiếng khóc thét vào ban đêm, nhiều khả năng trẻ bị đói bụng hơn là ướt tã. Lúc này, hãy cho trẻ bú nó và để yên tâm hơn, bạn cũng có thể kiểm tra tã của con và thay cái mới nếu cảm thấy cần thiết. Điều này sẽ giúp trẻ nhanh chóng ngủ ngon trở lại và không giật mình tỉnh giấc nữa.

Ảnh minh họa

Nên chọn loại tã thấm hút tốt

Hầu hết tã dùng một lần cung cấp đủ chất thấm hút để hút khô nước tiểu, nhưng nếu trẻ tiểu nhiều vào ban đêm thì thời gian dùng một chiếc tã sẽ ngắn lại. Không chỉ vậy, việc phải mang một chiếc tã quá nặng và ẩm ướt cũng sẽ làm trẻ khó chịu suốt đêm.

Do đó, mẹ nên chọn mua những loại tã có khả năng thấm hút tốt để thời gian dùng được lâu hơn và ít có khả năng rò rỉ ra đồ ngủ, ra trải giường và mền đắp của trẻ.

Xem thêm: Mách mẹ 2 phương pháp khắc phục chứng tè dầm ban đêm cho trẻ

Giảm khó chịu do hăm tã

Nếu trẻ bị hăm tã, bất kỳ sự ẩm ướt nào cũng có thể gây kích ứng cho làn da khiến vùng da đó của trẻ thêm nổi mẩn đỏ và bong tróc. Đặc biệt, khi nước tiểu bị loang ra, nó tạo ra amoniac như một sản phẩm phụ, khiến da bị kích thích nặng hơn. Sự ẩm ướt của chiếc tã ướt có thể đánh thức trẻ. Do đó, bố mẹ cần điều trị kịp thời bất kỳ dấu hiệu mẩn đỏ hoặc bong tróc da nào với thuốc thoa chứa oxit kẽm giúp ngăn ngừa hoặc làm dịu chứng hăm tã.

Giữ ấm cho trẻ

Nếu em bé bị lạnh vào ban đêm, một chiếc tã ẩm ướt có thể làm tăng cảm giác khó chịu và sẽ đánh thức trẻ. Thay vì đắp mền cho một em bé hiếu động để rồi trẻ có thể đá văng nó trong đêm, bố mẹ nên mặc cho con một bộ đồ ngủ dài sẽ giúp giữ ấm tốt ngay cả khi trẻ lăn lộn vòng quanh. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà khoác lên trẻ quá nhiều lớp quần áo.

TH

Nguồn SKCĐ: http://suckhoe.com.vn/me-va-be/4-dieu-bo-me-nen-biet-truoc-khi-quyet-dinh-cho-tre-mac-ta-ngu-ban-dem-72423