8 dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu sắt cần bổ sung ngay

Thiếu sắt là một trong những tình trạng phổ biến nhất trên thế giới, nhưng nhiều người không nhận ra rằng lượng sắt của họ thấp. Thiếu sắt có thể gây ra một loạt vấn đề cho sức khỏe…

Sắt là một khoáng chất thiết yếu mà cơ thể sử dụng để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển, hỗ trợ sản xuất hồng cầu, tăng cường chức năng miễn dịch… Tuy nhiên, nếu bị thiếu sắt, cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết để tạo ra một loại protein trong hồng cầu gọi là huyết sắc tố.

Các tế bào huyết sắc tố có chức năng vận chuyển oxy đi khắp cơ thể đặc biệt cần có sắt, vitamin B và axit folic. Do cơ thể không thể sản xuất sắt nên phải cung cấp đủ chất sắt thông qua chế độ ăn uống.

Có hai loại sắt trong thực phẩm: Sắt heme và sắt không heme. Sắt heme được tìm thấy trong thịt đỏ, thịt gia cầm và thịt lợn… được cơ thể hấp thụ dễ dàng nhất. Sắt không heme không dễ được cơ thể hấp thụ nhưng vẫn là nguồn cung cấp chất sắt tốt và cần thiết nếu bạn không ăn thịt. Thực phẩm chứa nhiều loại chất sắt này bao gồm rau xanh, ngũ cốc ăn sáng được tăng cường chất sắt, bánh mì, mì ống, đậu phụ, đậu, trái cây khô, trứng.

Cách tốt nhất để biết liệu bạn có nhận đủ chất sắt hay không là xét nghiệm máu để kiểm tra công thức máu toàn phần (CBC). Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu sắt:

1. Thiếu sắt có thể gây mệt mỏi

Khi cơ thể không sản xuất đủ lượng huyết sắc tố và bắt đầu gặp khó khăn trong việc lưu thông đủ oxy khắp cơ thể. Điều này có thể gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt, được biết là gây tổn hại đến mức năng lượng, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Triệu chứng này thường dễ bị bỏ qua, đặc biệt là ở phụ nữ.

Mệt mỏi và thiếu sắt đều khá phổ biến ở phụ nữ.

Mệt mỏi và thiếu sắt đều khá phổ biến ở phụ nữ.

2. Chảy máu kinh nguyệt nặng

Theo Đại học College London (UCL), một số nghiên cứu ước tính rằng có tới 90% trẻ em gái và phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nặng cũng bị thiếu sắt. Điều này là do kinh nguyệt nhiều có thể gây mất máu, làm cạn kiệt lượng sắt trong cơ thể theo thời gian.

Một nghiên cứu năm 2023 được công bố trên Tạp chí Sản phụ khoa Hoa Kỳ cho biết: "Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, triệu chứng chảy máu kinh nguyệt nhiều rất phổ biến và là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu sắt và biểu hiện nghiêm trọng nhất của nó là thiếu máu do thiếu sắt". Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, đôi khi tình trạng thiếu sắt không được điều trị ở nhóm dân số này…

Thiếu sắt có thể gây chảy máu kinh nguyệt nặng.

Thiếu sắt có thể gây chảy máu kinh nguyệt nặng.

3. Cảm giác thèm ăn những thứ kỳ lạ

Trong một số trường hợp, những người không nhận đủ chất sắt sẽ có cảm giác thèm ăn kỳ lạ. Số lượng tế bào hồng cầu thấp có thể gây thêm căng thẳng cho một số cơ quan, chẳng hạn như tim. Lúc này tim phải bơm mạnh và nhanh hơn để bù đắp cho số lượng hồng cầu thấp hơn. Ngoài ra, các tế bào hồng cầu được sản xuất trong người có lượng sắt thấp sẽ nhỏ hơn và kém chức năng hơn, so với các tế bào hồng cầu được sản xuất ở người có đủ lượng chất sắt.

Kết quả là, cơ thể có thể rơi vào trạng thái ‘tuyệt vọng’, khiến mọi người phải cố gắng tìm kiếm sắt từ những nguồn kỳ lạ. Điều này dẫn đến chứng Pica (chứng thèm những món ăn phi truyền thống như nước đá và bụi bẩn…). Đây thường là một dấu hiệu cảnh báo bện nên đi xét nghiệm máu.

Mặc dù nguyên nhân chính xác của chứng Pica vẫn chưa được hiểu rõ nhưng nó thường liên quan đến sự thiếu hụt dinh dưỡng, bao gồm cả lượng sắt thấp.

4. Gặp các triệu chứng về thần kinh hoặc nhận thức

Có một số nguyên nhân khiến tình trạng thiếu sắt có thể dẫn đến các triệu chứng về thần kinh hoặc nhận thức. Bạn có thể bị đau đầu, khó tập trung và chóng mặt. Ở trẻ em, thiếu máu có thể dẫn đến suy giảm nhận thức không thể phục hồi và khó học tập…

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là những triệu chứng này có thể do nhiều tình trạng bệnh lý tiềm ẩn khác gây ra. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định xem chúng có phải là kết quả của tình trạng thiếu sắt hay nguyên nhân khác hay không.

5. Nhận thấy những thay đổi trên da, móng tay và tóc

Một dấu hiệu đáng chú ý khác là da và móng tay nhợt nhạt. Khi nồng độ sắt thấp, cơ thể sẽ ưu tiên cung cấp oxy đến các cơ quan quan trọng, dẫn đến lưu lượng máu đến da giảm, dẫn đến nước da nhợt nhạt, móng tay giòn, dễ gãy.

Một số người bị thiếu máu do thiếu sắt có thể bị phát ban ngứa trên da. Da có thể trở nên đỏ và đau khi gãi… Theo Hiệp hội Huyết học Hoa Kỳ, móng tay giòn và rụng tóc cũng được coi là triệu chứng của bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Da và móng tay nhợt nhạt cũng có thể là dấu hiệu cơ thể thiếu sắt.

Da và móng tay nhợt nhạt cũng có thể là dấu hiệu cơ thể thiếu sắt.

6. Nhịp tim nhanh hoặc không đều

Nhịp tim nhanh hoặc không đều cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không nhận đủ chất sắt. Thiếu máu trầm trọng có thể làm suy giảm nhịp tim và thậm chí gây ra cơn đau tim. Điều này có thể xảy ra trong những trường hợp thiếu máu thiếu sắt nghiêm trọng vì "tim của bạn phải bơm nhiều máu hơn để bù đắp lượng oxy thiếu hụt trong máu khi bạn bị thiếu máu... có thể dẫn đến tim to hoặc suy tim.

7. Ù tai

Nồng độ sắt thấp có liên quan đến chứng ù tai dạng mạch, khiến bạn nghe thấy âm thanh "vù vù" trong tai trùng với nhịp đập của mạch. Nếu bạn nhận thấy triệu chứng này, đừng cố gắng điều trị tại nhà bằng cách chỉ tăng lượng sắt. Chứng ù tai dạng mạch phải được đi khám ngay lập tức vì nó có thể là dấu hiệu của một bệnh tim nghiêm trọng.

8. Khó thở hoặc đau ngực khi tập thể dục

Khó thở, đặc biệt là khi hoạt động thể chất, là một triệu chứng phổ biến của tình trạng thiếu sắt.

Khó thở, đặc biệt là khi hoạt động thể chất, là một triệu chứng phổ biến của tình trạng thiếu sắt.

Khó thở hoặc đau ngực trong hoặc sau khi tập thể dục có thể là dấu hiệu của bệnh tim nghiêm trọng, vì vậy điều quan trọng là phải tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức, nếu bạn gặp phải một loạt triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài. Tuy nhiên, sau khi loại trừ các tình trạng nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể kiểm tra hàm lượng sắt của bạn để xác định xem chúng có ở mức thấp hay không.

Khó thở, đặc biệt là khi hoạt động thể chất, là một triệu chứng phổ biến của tình trạng thiếu sắt. Nếu không có đủ chất sắt để hỗ trợ vận chuyển oxy, cơ thể phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu oxy ngày càng tăng trong khi tập thể dục, dẫn đến khó thở.

Nếu bạn nghi ngờ mình không nhận đủ chất sắt, hãy theo dõi các triệu chứng và chia sẻ mối lo ngại của bạn với bác sĩ. Họ có thể khuyên bạn nên tăng lượng chất sắt trong chế độ ăn uống hoặc uống chất bổ sung sắt. Điều quan trọng là phải điều trị bất kỳ tình trạng tiềm ẩn nào gây ra tình trạng thiếu chất sắt ngay từ đầu.

Mời xem thêm video được quan tâm:

3 nhóm thực phẩm cần bổ sung cho người bệnh thiếu máu | SKĐS

DS. Nguyễn Thu Phương

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/8-dau-hieu-canh-bao-co-the-thieu-sat-can-bo-sung-ngay-169240516101633832.htm