Australia thúc đẩy chương trình thị thực thu hút nhân tài đặc biệt

Australia mới đây công bố sẽ giới thiệu một loại thị thực mới nhằm thu hút những người nhập cư đặc biệt tài năng, thay thế cho chương trình thị thực kinh doanh được cho là mang lại ít lợi ích kinh tế.

Theo đó, Australia đã ngừng chương trình thị thực kinh doanh, bao gồm "thị thực vàng", như một phần của cải cách chính sách di cư mới nhất của nước này.

Nhà hát Opera Sydney và khu thương mại trung tâm về đêm. Ảnh: Shutterstock

Nhà hát Opera Sydney và khu thương mại trung tâm về đêm. Ảnh: Shutterstock

Thay vào đó, một chương trình cải cách thị thực mới nhằm "thu hút những người nhập cư đặc biệt tài năng" sẽ được giới thiệu vào cuối năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng cho các lĩnh vực có tầm quan trọng quốc gia đồng thời Australia cũng sẽ giảm lượng nhập cư và giới hạn số lượng sinh viên quốc tế trong 4 năm tài chính tới.

Dù nước này đã chuẩn bị cho quyết định về việc cắt giảm chương trình thị thực kinh doanh trong năm nay nhưng khi bắt đầu thực hiện chính thức, các cơ quan di trú xử lý đơn xin thị thực kinh doanh cho biết họ vẫn đang loay hoay để truyền đạt những thay đổi này tới những khách hàng. Đây là những khách đã chi hàng trăm hoặc hàng nghìn đô la cho các hoạt động pháp lý và các chi phí khác mặc dù trước đó, chính quyền Canberra đã cam kết hoàn trả phí đăng ký.

Bà Jessica Meng, chuyên gia di cư kinh doanh tại công ty tư vấn Precision Migration nói rằng tôi phần nào ủng hộ việc đóng cửa chương trình thị thực vàng vì đã bị khai thác rộng rãi những ít hiệu quả đạt được. Tuy nhiên, những thay đổi trong chương trình được truyền đạt thiếu rõ ràng.

Chương trình thị thực vàng, chính thức được gọi là "thị thực nhà đầu tư quan trọng", cơ chế cấp quyền định cư cho công dân nước ngoài nếu họ sẵn sàng đầu tư ít nhất 5 triệu AUD (3,3 triệu USD) vào Úc. Các nhà phê bình cho rằng chương trình này đã dẫn đến kết quả kinh tế kém và bị lợi dụng bởi những người ít quan tâm đến đầu tư dài hạn.

Sau khi thông báo ngân sách hôm 14/5, chính quyền Canberra nói với các cơ quan di trú rằng bất kỳ ai vẫn đang xếp hàng theo chương trình thị thực kinh doanh sẽ phải chịu sự sàng lọc nghiêm ngặt hơn. Sẽ có 1.000 đơn đăng ký được phê duyệt trong năm tài chính hiện tại, giảm so với con số 1.900 ban đầu.

Ông James Hall, đại diện di trú của ANZ Migrate nhấn mạnh điều này có nghĩa là những người ở danh sách chờ sẽ phải chờ đợi lên tới 18,5 năm.

"Điều gì có thể rút ra từ tất cả những điều này. Australia có thể không muốn những đơn đăng ký đó và chưa quyết định phải làm gì với chúng. Tôi đoán phương pháp hoàn tiền là để xem liệu điều này có thể giảm đáng kể danh sách chờ hay không và sau đó quyết định phải làm gì với phần còn lại", ông Hall nhận định.

Trong khi đó, chuyên gia Meng cũng nhấn mạnh việc hoàn lại phí đăng ký là mang đến "sự thoải mái lạnh lùng" vì nó chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng phí mà người nộp đơn phải trả, bao gồm cả định giá tài sản và pháp lý.

Bà Meng nói thêm, việc đóng cửa chương trình này đặc biệt không công bằng đối với những người đã được một bang ở Australia đề cử nộp đơn.

Quy trình đăng ký nghiêm ngặt hơn

Chương trình thị thực mới được giới thiệu trong bối cảnh chính phủ Đảng Lao động Australia đang phải đối mặt với những lời kêu gọi ngày càng tăng nhằm hạn chế tình trạng di cư tăng vọt sau đại dịch, khiến thị trường bất động sản căng thẳng, thúc đẩy lạm phát.

Những người muốn du học tại Australia, bao gồm nhiều sinh viên Ấn Độ, Trung Quốc và Nepal đã đến nước này trong những năm gần đây, sẽ phải đối mặt với quy trình đăng ký nghiêm ngặt hơn.

Hôm 14/5, Canberra xác nhận số lượng chỗ dành cho sinh viên quốc tế sẽ bị giới hạn và chính phủ có thể hạn chế số lượng tuyển sinh của các nhà cung cấp giáo dục. Vì vậy, các trường đại học muốn có số lượng tuyển sinh cao hơn sẽ cần phải xây dựng chỗ ở mới cho sinh viên.

Theo dữ liệu của Du lịch Australia, số lượng khách du lịch Trung Quốc – nhóm du khách lớn nhất của Australia – vẫn thấp hơn khoảng 50% so với mức trước đại dịch.

Trong khi đó, hãng hàng không quốc gia Qantas của Australia hôm 14/5 tuyên bố sẽ tạm dừng các chuyến bay đến Thượng Hải vào tháng 7 do nhu cầu thấp.

Ủy ban Phát triển Kinh tế Australia (CEDA), một nhóm chính sách kinh tế, cho biết ngân sách mới nhất của Australia đã thặng dư năm thứ hai liên tiếp, chủ yếu là do thuế thu nhập cao hơn và giá hàng hóa tăng mạnh.

Nhà kinh tế trưởng Cassandra Winzar của CEDA nhận định đây đều là "cơn gió thoáng qua" tạm thời và khó có thể duy trì lâu dài khi nền kinh tế chậm lại.

Các biện pháp nhằm giải quyết chi phí sinh hoạt cao của người Australia đã củng cố ngân sách năm nay. Chẳng hạn như tất cả các hộ gia đình ở Australia đều nhận được khoản giảm giá năng lượng trị giá 300 đô la Australia trong năm tài chính này./.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/australia-thuc-day-chuong-trinh-thi-thuc-thu-hut-nhan-tai-dac-biet-20240517170201862.htm