Bác sĩ Nhật Bản khẳng định: Tôi chưa thấy một ai khỏe mạnh nếu thiếu nhân tố diệu kì này

Bạn có từng thắc mắc tại sao hằng ngày chúng ta tiếp xúc với vô số nguồn độc tố: từ không khí ô nhiễm, thuốc trừ sâu, chất kích thích, chất bảo quản tồn dư trong thực phẩm, đến các hóa chất trong mỹ phẩm, nước tẩy rửa, đồ dùng trong gia đình, nơi làm việc… nhưng chúng ta vẫn đang khỏe mạnh để học tập và làm việc mà chưa có dấu hiệu của bệnh tật. Những độc tố sau khi vào cơ thể đã đi đâu?

Đó là bí mật về năng lực kì diệu của cơ thể. Bác sĩ Hiromi Shinya trong hơn 40 năm nghiên cứu và chữa bệnh của mình đã khám phá ra nhân tố giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh, trẻ trung và trường thọ: chính là các enzyme. Ông đã khám và chữa trị cho hơn 300.000 bệnh nhân của nhiều nước trên thế giới mà chưa từng viết 1 giấy chứng tử nào. Ông cho rằng, chính thói quen ăn uống và thói quen sinh hoạt hằng ngày đã khiến chúng ta tiêu tốn các enzyme diệu kì, và khi sức mạnh của các enzyme này suy yếu, bệnh tật và lão hóa sẽ sớm ghé thăm chúng ta.

Enzyme là gì? Tại sao enzyme lại quan trọng với cơ thể như vậy?

Enzyme được hiểu là các chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein, được tạo thành trong các tế bào sinh học. Tất cả các hoạt động cần thiết để duy trị sự sống của chúng ta như tổng hợp, phân giải các chất, tiêu hóa, bài tiết, giải độc, miễn dịch thậm chí các hoạt động suy nghĩ, hành động của chúng ta đều có sự tham gia của các enzyme.

Trong cơ thể con người có hơn 5000 loại enzyme, cơ thể cũng có thể tự tổng hợp enzyme thông qua khẩu phần ăn hàng ngày. Ngày nay, enzyme đang được biết đến trên toàn thế giới như là chìa khóa quan trọng bảo vệ sức khỏe.

Sở dĩ cơ thể của chúng ta có thể chống chọi với các độc tố đang bủa vây hàng ngày, hàng giờ là nhờ hệ thống các enzyme thải độc. Khi đi vào cơ thể, các độc tố được các enzyme thải độc vô hiệu hóa, trở thành thành các chất ít độc hơn và đào thải ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, sức mạnh của các enzyme này cũng có giới hạn, nếu chúng ta duy trì một lối sống không lành mạnh, “tiêu tốn” các enzyme thì đến một ngày các enzyme trong cơ thể cũng bị suy kiệt. Và bệnh tật đến như một lẽ tất nhiên.

Những thói quen nào đang làm cạn kiệt enzyme trong cơ thể?

Trong cuốn sách Nhân tố enzyme của mình, bác sĩ Hiromi Shinya nói rất rõ những thói quen xấu đang khiến sức khỏe của chúng ta ngày càng tồi tệ như: như ăn nhiều thịt, mỡ động vật, sử dụng dầu thực vật hydro hóa, hút thuốc lá, uống rượu bia, nước ngọt,… những thói quen làm tăng lượng độc tố xâm nhập vào cơ thể, khiến cơ thể phải tiêu tốn một lượng enzyme để chuyển hóa chúng.

Cuốn Nhân tố Enzyme- Làm thế nào để sống lâu mà không bệnh tật của Bác sĩ Hiromi Shinya đã được bán ra hàng triệu bản trên thế giới

Bên cạnh đó, bác sĩ cho rằng những thực phẩm mà chúng ta hay sử dụng như gạo xát trắng, bánh mì trắng, thực phẩm chế biến công nghiệp … là những thực phẩm đã bị oxi hóa, chúng không những bị mất rất nhiều chất dinh dưỡng mà còn khiến cơ thể mất đi một lượng enzyme để trung hòa các gốc tự do - tác nhân chính gây lão hóa tế bào, làm cho tế bào bị tổn thương và đột biến thành tế bào ác tính.

Dấu hiệu nào cho thấy cơ thể của bạn đang bị thiếu hụt enzyme thải độc?

Khi bị thiếu hụt enzyme thải độc, các độc tố đi vào cơ thể không được đào thải sẽ tích tụ trong các cơ quan nội tạng, gây tổn thương các tế bào, rối loạn chức năng các cơ quan dẫn đến hàng loạt bệnh tật khác nhau như ung thư, xơ vữa động mạch, tiểu đường, suy nhược thần kinh…

Khi bệnh tật xuất hiện tức là cơ thể đã bị nhiễm độc nặng nề. Làm thế nào để nhận biết sớm các dấu hiệu cơ thể nhiễm độc trước khi chúng gây bệnh? Trên thực tế, cơ thể đã có những dấu hiệu cảnh báo cần phải thải độc nhưng chúng ta cố tình phớt lờ đi như: mệt mỏi, tăng cân bất thường, nổi mụn, dị ứng, táo bón, hơi thở có mùi… Có những dấu hiệu này, bạn cần ngay lập tức nhìn lại những thói quen, lối sống thiếu lành mạnh của mình để kịp thời điều chỉnh, đồng thời, tìm cách bổ sung enzyme thải độc cho cơ thể.

Làm thế nào để bổ sung enzyme thải độc cho cơ thể?

Bên cạnh việc từ bỏ những thói quen xấu, hạn chế sử dụng các thực phẩm không lành mạnh để bảo tồn enzyme cho cơ thể, để sống khỏe mạnh, chúng ta cũng rất cần được bổ sung enzyme- nhất là trong môi trường đầy độc tố như hiện nay.

Cơ thể của chúng ta có thể tự tổng hợp được các enzyme cho mình. Các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa gen-enzyme và dinh dưỡng. Trong cơ thể của chúng ta, có các gen quy định việc tổng hợp các enzyme và tăng hoạt tính của enzyme. Làm cách nào để kích hoạt các gen để tăng sức mạnh của các enzyme, giúp tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể là câu hỏi đau đầu mà các nhà khoa học cần đi tìm lời giải đáp.

Rất may, năm 1992, các nhà khoa học thuộc trường đại học Y Johns Hopkins đã tìm ra hoạt chất sulforaphane trong HẠT MẦM bông cải xanh có khả năng kích hoạt các gen trong cơ thể để tăng cường hoạt tính của các enzyme thải độc lên nhiều lần, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những độc chất gây ung thư từ môi trường.

Phát hiện này được coi là bước ngoặt trong đại chiến ngăn ngừa ung thư mà ngày nay cả thế giới đang phải đối mặt.

Tuy nhiên, để có được đủ lượng hoạt chất cần thiết giúp ngăn ngừa ung bướu, bạn cần phải ăn tương đương 3,4kg bông cải xanh nấu chín mỗi ngày. Điều này là không thể.

Rất may, các nhà khoa học đã nghiên cứu và sử dụng công nghệ chiết lạnh đặc biệt để chiết xuất sulforaphane từ HẠT bông cải xanh tạo thành chế phẩm BroccoRaphanin – giúp giữ lại trọn vẹn nhất tác dụng của sulforaphane đồng thời dễ dàng, tiện dụng sử dụng cho người dùng.

Tìm hiểu thêm về BroccoRaphanin tại đây: Việt Nam trở thành 1 trong 20 quốc gia được chuyển giao hoạt chất giúp giảm nguy cơ ung bướu

Nguồn SK&ĐS: http://suckhoedoisong.vn/bac-si-nhat-ban-khang-dinh-toi-chua-thay-mot-ai-khoe-manh-neu-thieu-nhan-to-dieu-ki-nay-n136222.html