Bạn cần lưu ý điều gì khi mang nhóm máu hiếm?

Theo Hội Chữ thập đỏ Mỹ, nhóm máu hiếm nhất là AB-, chiếm 1% người da trắng, ở người Mỹ gốc Phi thậm chí còn hiếm hơn.

Tổng cộng con người có 35 nhóm máu đã được Hiệp hội Quốc tế về Truyền máu (ISBT) công nhận, trong đó có khoảng 300 loại kháng nguyên khác nhau, đó là hệ ABO, hệ Rh, hệ Kell, hệ Kidd, hệ Lewis,… nhưng quan trọng nhất là 2 hệ nhóm máu ABO và hệ Rh.

Theo Hội Chữ thập đỏ Mỹ, nhóm máu hiếm nhất là AB-, chiếm 1% người da trắng, ở người Mỹ gốc Phi thậm chí còn hiếm hơn. Hai nhóm máu B- và O- cũng rất hiếm, mỗi loại chỉ chiếm ít hơn 5% dân số thế giới. Một số người có nhóm máu hiếm hiến máu của chính mình trước khi phẫu thuật để đảm bảo rằng luôn có sẵn máu khi họ cần.

Một nhóm máu được coi là hiếm nếu tỉ lệ có ít hơn 1 trong 1.000 người mang nhóm máu đó. Một trong những loại máu hiếm nhất trên thế giới là Rh-.

Ở Việt Nam, có tới 99,96% số người thuộc nhóm máu Rh+ (hoặc O+ hoặc B+ hoặc A+ hoặc AB+, xếp theo tỷ lệ giảm dần) nhưng chỉ có 0,04%-0,07% số người thuộc nhóm máu Rh- (hoặc O- hoặc B- hoặc A- hoặc AB-). Theo quy định của Hiệp hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong cộng đồng được gọi là nhóm máu hiếm và dưới 0,01% gọi là nhóm máu rất hiếm. Như vậy, những người có nhóm máu Rh- ở nước ta thuộc cộng đồng người có nhóm máu rất hiếm (0,08%).

• Cơ thể của bạn mang khoảng 4-6 lít máu.
• Khoảng 5 triệu người Mỹ cần truyền máu mỗi năm.
• Tiếp nhận máu từ nhóm ABO sai có thể đe dọa tính mạng.
• Gần một nửa (48%) dân số Vương quốc Anh có nhóm máu O, đây cũng chính là nhóm máu phổ biến nhất.

Lưu ý khi mang nhóm máu hiếm Rh-

Trong cuộc sống, những người có nhóm máu hiếm Rh- khi cần phải truyền máu (ví dụ do tai nạn gây mất máu; phẫu thuật cấp cứu...) thì không phải lúc nào cũng có sẵn nhóm máu hiếm đó. Trường hợp mẹ có nhóm máu Rh-, bố có nhóm máu Rh+ có thể xảy ra sự cố nghiêm trọng do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, có thể gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, hoặc đứa trẻ sinh ra nhưng bị thiểu năng trí tuệ.

Để hạn chế các rủi ro trên bạn nên tham gia vào câu lạc bộ nhóm máu hiếm của Viện Huyết học Truyền máu Trung ương để được tư vấn.

BS. Hoàng Thị Năng

Theo Sức khỏe & Đời sống

Trang Thu

Nguồn Tiền Phong: http://khoe360.tienphong.vn/gia-dinh-suc-khoe/ban-can-luu-y-dieu-gi-khi-mang-nhom-mau-hiem-1083020.tpo