Bánh mỳ 'Nữ Hoàng' của bà lão ngoài bát thập nơi phố Hội

Nằm trên con đường nhỏ, ở xa khu phố cổ. Nhưng tiệm bánh mỳ của cụ bà 81 tuổi ở Hội An là điểm đến quen thuộc của du khách quốc tế.

Chiếc bánh mì làm mê mẩn hàng ngàn thực khách quốc tế

Đó là tiệm bánh mì ở phố cổ của cụ bà Nguyễn thị Lộc (81 tuổi) nổi tiếng phố Hội. Chiếc bánh mì ở đây là một trong những món ăn ngon “nức tiếng” ở thành phố Sông Hoài. Không phải tự nhiên mà tiệm bành mì bé xíu, chỉ đủ kê hai chiếc bàn và chiếc tủ kính đựng thực phẩm lại đông khách trong và ngoài nước đến thế. Họ đến để thưởng thức hương vị đặc biệt của những chiếc bánh được coi là “ngon nhất thế giới”. Với nguyên liệu tự chế biến theo công thức gia truyền hơn 30 năm, những ổ bánh mì ở đây có hương vị đặc biệt, hấp dẫn mà ai đã thưởng thức rồi là sẽ không thể chê vào đâu được.

Trên diễn đàn du lịch nổi tiếng TripAdvisor, hàng trăm du khách ghé tiệm Madam Khanh cũng không tiếc lời khen. Du khách bình chọn “The Banh mi Queen” xếp hạng thứ 7 về tiện ích, giá rẻ, ngon và an toàn trong số hàng trăm nhà hàng, tiệm ăn uống tại phố cổ Hội An. Trong số hàng trăm lá thư tay của khách Tây đến từ Pháp, Anh, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… ông Gary (đến từ Sydney, Úc) viết: “Nhiều người nói rằng đây là bánh mì ngon nhất trong phố cổ. Đây là bánh mì ngon nhất, hơn bất cứ loại nào trên thế giới”.

Tất cả đều khẳng định bánh mì Madam Khanh ngon nhất và rẻ nhất trên thế giới, chỉ với 20.000 đồng Việt Nam, chưa quá 1 USD. Hơn 30 năm trong “nghề”, với nguyên liệu được cụ tự tay chế biến nên những chiếc bánh mì của cụ Lộc có hương vị đặc trưng, với sức hấp dẫn riêng, khiến nhiều du khách nước ngoài mê mẩn. Bên cạnh đó, cụ Lộc còn rất chu đáo, thân thiện và vui vẻ nên rất được lòng các thực khách. Các du khách đến đây thưởng thức bánh mì của cụ thường ghé lại một vài lần nữa trước khi rời thành phố này.

Nghệ thuật kinh doanh từ những ổ bánh mì “Nữ Hoàng”

Mỗi chiếc bánh mì của cụ Lộc bán cho khách nước ngoài có giá 20.000 đồng nhưng nhân bánh rất “phong phú” như: thịt xá xíu, trứng rán, pate, giò, dưa chuột, mayonnaise, tương, rau sống, nước sốt…riêng đối với người dân lao động hay các cháu nhỏ, học sinh cụ chỉ lấy 8.000 – 10.000 đồng/ ổ mì. Cụ Lộc nói: “với người dân lao động, một ổ bánh mì giá 20.000 đồng là hơi cao nên bà bỏ ít nhân một chút và bán rẻ hơn”. Bà luôn đánh trúng vào tâm lý khách hàng.

Trước kia gia đình cụ Lộc là một trong số hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, nhưng từ khi kinh doanh bán bánh mì, đời sống của gia đình đã ổn định hơn so với lúc trước. Cụ cho biết, gia đình đã làm bánh mì được hơn 30 năm. Trước khi bán bánh mì, cụ đã từng bán chè nhưng bán chè không lời lãi bao nhiêu, thế là bà Lộc đã tìm đến những tiệm bánh mì ở nhiều nơi, ở vùng đất Hội An. Để thưởng thức, rồi về tự sáng tạo ra bí quyết làm bánh của riêng mình. Ngày mới làm, nguyên liệu chưa được nhiều như bây giờ, dần dần bà đã tìm ra nhiều công thức mới để làm cho bánh thơm ngon mà vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm. Với kinh nghiệm làm nghề lâu năm, cụ cho biết, để làm ra những chiếc bánh có chất lượng thì công đoạn quan trọng nhất là làm nhân bánh mì, phải tạo ra cái hương vị đặc trưng. Hiện tại Trung bình mỗi ngày bà bán được khoảng 150 chiếc bánh. Vào mùa du lịch khách đến đông hơn, bà bán được khoảng 300 chiếc mỗi ngày. Bà có doanh thu hàng triệu đồng /1 ngày. Bởi vậy, bà luôn chú trọng và quan tâm đến chất lượng của sản phẩm. khi giữ đã giữ chân được khách quen, họ sẽ tự giới thiệu và truyền tai nhau về quán. Dù xa xôi đến chừng nào thì họ cũng sẽ đến.

Chia sẻ về bí quyết, ở lứa tuổi U80 như bà rất hiếm có cụ nào mà giỏi như cụ. Khi nhắc đến cái tên của tiệm thì bà nói: “Tôi không nhớ rõ cái tên Madam Khánh có từ hồi nào, nhưng đó là do một khách Tây mến mộ đặt theo tên chồng. Ngày mở tiệm, ông luôn dậy sớm cùng tôi chuẩn bị mọi thứ để kịp bán cho khách vào buổi sáng. Từ một hơn một năm nay, có con gái phụ giúp nên ông đỡ vất vả hơn”, bà cụ 80 tuổi giải thích về cái tên của tiệm bánh.

Bán hàng là phải có cái “tâm”. Nguyên liệu làm nhân bánh được bà kiểm tra nhãn mác kỹ càng, từ hạt tiêu cho đến dầu ăn hay rau nộm, luôn phải đảm bảo chất lượng và tươi ngon. Bánh mì được bà chọn của một lò uy tín gần nhà với lớp vỏ giòn, ruột bánh dày, đặc, thơm mềm. Nhân bánh là trứng, thịt nướng, thịt luộc, thịt xá xíu, pate, sốt mayonnaise, sốt thịt, lạp sường, ớt, nộm cà rốt, su hào, dưa chuột thái mỏng… Tiệm bánh của bà Lộc bán cả ngày, trước chủ yếu là phục vụ học sinh, người lao động nghèo. Lâu dần cùng với sự phát triển của Hội An, tiệm bánh được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Ngày nay, với 20.000 đồng mà có thể thưởng thức một chiếc bánh mì, với khoảng 16 vị nguyên liệu thì quá tuyệt vời.

Không chỉ tạo được tiếng tốt với khách trong và ngoài nước về chất lượng. Bà Lộc còn được thực khách yêu mến không chỉ biết đến bà bởi cái tên là “nữ hoàng bánh mì” mà còn là người đôn hậu, dễ tính và chu đáo. Bà luôn để khách tự chọn thành phần cho nhân bánh, những người ăn ít vị thì bà lấy ít tiền.

Sau 30 năm bán bánh mì thương hiệu “Bánh mì nữ hoàngđã không còn xa lạ đối với du khách trong và ngoài nước. Với kinh nghiệm chăm sóc khách hàng cộng thêm vốn kiến thức đúc kết hàng chục năm qua , cụ vận dụng mọi thứ để phục vụ cho việc kinh doanh của mình. Những nỗ lực đó đã được đền đáp. Bà Lộc cũng cho biết: “Ngay cả bán bánh mì với giá 10.000 đồng/ chiếc, Bà vẫn có lãi do bán được nhiều. Trừ chi phí, nguyên liệu, mỗi chiếc bánh mì cụ Lộc lãi 1.500 đồng. mỗi ngày bán được 250 – 300 ổ bánh mì, doanh thu lên tới cả triệu đồng. bí quyết của cụ là nhập bành mì tại lò có uy tín để được giá gốc và làm tự làm ruốc, Pate, thịt, hành khô… phần để tiết kiệm chi phí, nhưng cũng là để “ghi điểm” với khách vì đồ thật, chất lượng thật”.

Quan điểm của bà Lộc trong kinh doanh là phải có uy tín, đôi tay cần cù và bộ óc sáng suốt. Bà cũng cho rằng, năng lực và ước mơ thì ai cũng có, chỉ khác nhau ở chỗ dám làm, dám dấn thân hay không mà thôi.

Hải Ngọc

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/doi-song/banh-my-nu-hoang-cua-ba-lao-ngoai-bat-thap-noi-pho-hoi-149294/