Báo Mỹ: 4 ân huệ chết người người Mỹ cho thế giới

Đầu độc trẻ em bằng thuốc lá, trang bị vũ khí cho kẻ thù hay tạo ra đại dịch béo phì Globesity khắp thế giới...- trang Cracked cập nhật.

1. Các công ty thuốc lá Mỹ đầu độc trẻ em toàn cầu ?

Theo kết quả nghiên cứu vừa công bố, được thực hiện ở nhóm trẻ 3 đến 6 tuổi. Kết quả, có 91,3 % trả lời thích màn quảng cáo thuốc lá Joe Camel.

Năm 1988, hãng R.J.Reynolds kỷ niệm 75 năm thương hiệu thuốc lá Camel nhưng do trào lưu "bài" thuốc lá ngày càng sôi động, nên hãng này đã lách luật thực hiện quảng cáo bằng các nhân vật hoạt hình, và hệ lụy thật khó lường, làm cho trẻ bắt chước hút thuốc giống như nhân vật James Dean trong quảng cáo.

Thuốc lá Philip Morris

Thuốc lá Philip Morris

Kết quả nghiên cứu trên trùng khớp với các cuộc thử nghiệm khác về Joe Camel được tiến hành gần đây ở Brazil, Trung Quốc, Nga, Nigeria, Pakistan và Ấn Độ. Trong số 2.400 trẻ em độ tuổi 5-6, 68% có thể xác định một cách chính xác ít nhất một biểu tượng thuốc lá, và không phải tất cả những đứa trẻ này đều hút thuốc lá nhưng ảnh hưởng của quảng cáo rất lớn, và khi bước vào tuổi trưởng thành tỷ lệ hút thuốc tăng vọt.

Điều này các công ty thuốc lá Mỹ đã không tôn trọng các quy định của chính phủ, thậm chí còn dọa sẽ kiện các nước đang phát triển khi ban hành luật chống hút thuốc lá, và vi phạm các điều khoản mà Mỹ đã ký với Thụy Điển, nơi Philip Morris đặt bản doanh.

Thuốc lá đầu độc giới trẻ ở khắp hành tinh

Điều đáng nực cười, Philip Morris hiện đang kiện các nước đang phát triển để giành quyền "hại người" bằng chính sản phẩm thuốc lá của mình mà không ai có thể làm gì được.

2. Tiếp tục trang bị vũ khí cho kẻ thù

Chính sách đối ngoại của Mỹ có nhiều điều vô cùng khó hiểu với chính người Mỹ, lúc thì 'viễn' lúc lại 'cận', đôi khi lại 'loạn xạ'. Về cơ bản, khi xung đột bùng lên ở bất kỳ đâu nào trên hành tinh thường đe dọa tới ích của người Mỹ, thậm chí nội bộ của một quốc gia bất ổn, Mỹ cũng gửi "lực lượng hòa bình" đến để trấn an, chính xác hơn là gửi vũ khí đến, bởi đây là giải pháp tối ưu, ít mang tiếng hơn so với việc gửi quân đội đến, nhưng hiếm khi kết thúc theo cách mà dư luận mong đợi.

Cuộc gặp bí mật giữa Donald Rumsfeld với Saddam Hussein năm 1983

Cũng cần nói thêm rằng, khi Nga có mặt tại Afghanistan và giành khoảng 10 năm để cố gắng giành chiến thắng trước khi bỏ cuộc. Nhưng cũng trong thời gian này, tại Mỹ người ta đã cho ra đời một tiểu thuyết, dựng thành phim (do Tom Hanks thủ vai chính) nói về chương trình bí mật của chính phủ Mỹ cung cấp vũ khí cho binh sĩ Afghanistan, giúp họ giành chiến thắng.

Mỹ đã làm hết sức minh để Afghanistan không rơi vào tay phe khác, nhưng cuối cùng không thành công. Tất cả những vũ khí, tiền bạc Mỹ dùng để huấn luyện cho Afghanistan cuối cùng đã dẫn đến việc Taliban nắm quyền, và hậu quả làm cho Mỹ sa lầy tại quốc gia này hàng thập kỷ, đi chẳng được ở cũng chẳng xong.

Vũ khí Mỹ được gửi đến cho phe đối lập tại Libya để chống lại Gaddafi, cuối cùng lại rơi vào tay của phiến quân Hồi giáo ở Mali

Dư luận Mỹ từng chứng kiến bức ảnh nổi tiếng nói về cuộc gặp bí mật giữa Donald Rumsfeld (cựu bộ trưởng Quốc phòng dưới thời George W. Bush.) với Saddam Hussein chỉ vài tuần trước khi một báo cáo được công bố, tiết lộ Iraq đã sử dụng khí mù tạc chống lại dân thường Iran.

Trong khi đó Mỹ vẫn là bạn của Iran, nhưng khi chiến tranh với Iraq xảy ra, Mỹ đã gửi vũ khí tiếp viện cho Iran. Và giờ đây kịch bản này lại tái diễn tại Syria, nhưng Mỹ còn đang chờ một chính thể mới đang lên.

3. Mỹ làm cho đại dịch Globesity ngày càng lan rộng

Globesity là thuật ngữ ra đời trong thời gian gần đây, có nguồn gốc từ hai chữ global (toàn cầu) và obesity (béo phì) ghép lại.

Nó được dùng để chỉ một đại dịch nhân tạo do con người tạo nên, trong đó Mỹ được xem là tác giả chính, bằng cách cung cấp cho thế giới nguồn bất tận các loại thực phẩm ăn nhanh, nhiều đường nhiều mỡ và nước giải khát nhưng rỗng calo.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/bao-my-4-an-hue-chet-nguoi-nguoi-my-cho-the-gioi-3310946/