Bệnh học đường gia tăng: Lỗi tại người lớn?

Nhiều bà mẹ vẫn chưa biết cách điều chỉnh chế độ ăn phù hợp khiến trẻ thừa chất béo, tăng cân nhanh. Ngoài ra, thói quen cho trẻ ăn các đồ ăn sẵn, bánh kẹo, uống nước ngọt có ga... cũng khiến các em dễ béo phì.

(TT&VH) - PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc Gia cho biết: theo điều tra do Viện vừa thực hiện trên 8.000 học sinh tiểu học ở 14 quận huyện của Hà Nội, cứ 100 em thì có hơn 10 em béo phì, trong khi số bị suy dinh dưỡng là 9,3 em; 84% trẻ em 6 tuổi bị sâu răng và viêm lợi tỷ lệ học sinh cong vẹo cột sống nói chung là gần 19%… Trẻ béo phì do bố mẹ sai lầm TS Mai cho rằng, hiện nay, tình trạng trẻ béo phì đang gia tăng nhanh chóng và điều đáng ngại là tỉ lệ này sẽ còn tiếp tục cao hơn nữa. Đây là điều đáng lo lắng hơn nhiều so với hiện trạng trẻ suy dinh dưỡng. Lý do là béo phì ở trẻ em khó điều trị hơn, lại thường dẫn theo nhiều bệnh khác về tim mạch, huyết áp... Theo khảo sát tại Trường Tiểu học Tây Sơn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thì có tới 1/3 trẻ béo phì ở trường này bị tăng huyết áp và tỉ lệ tương tự bị tăng đường máu. Nguyên nhân khiến trẻ béo phì thường xuất phát từ một số sai lầm của bố mẹ trong quá trình nuôi dưỡng. Khi bước vào tuổi đến trường, chế độ và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ khác hẳn so với những năm đầu đời. Ví dụ, trẻ 1-3 tuổi nhu cầu chất béo là 35-40% tổng nhu cầu dinh dưỡng, trong khi trẻ 4-18 tuổi thì nhu cầu chất này giảm đi gần một nửa (20-25%). Tuy nhiên, Bệnh gì cũng tăng! Kết quả điều tra của Viện Răng hàm mặt Quốc gia cho thấy, tỷ lệ sâu răng ở trẻ em 6 tuổi có tỷ lệ 84,9%; bệnh viêm lợi ở trẻ em 12-14 tuổi có tỷ lệ 71,4%. Các điều tra trong phạm vi hẹp ở nhiều địa phương đều cho thấy có từ 80-90% trẻ em bị lệch lạc răng. Theo Ths Nguyễn Đặng Nhỡn, Viện Răng hàm mặt Quốc gia, một trong các nguyên nhân gây lệch lạc răng là răng sữa sâu không được điều trị hoặc không được nhổ ở thời điểm thích hợp. Các răng sâu không đuợc điều trị sẽ bị hỏng sớm, làm các răng khác bị di lệch ảnh hưởng đến khớp cắn. Nếu là răng sữa còn ảnh hưởng cả đến hàm răng vĩnh viễn. Để bảo vệ răng, trẻ em nên súc miệng bằng nước fluor 0,2% hàng tuần để chất fluor dễ ngấm vào men răng và hiệu quả phòng sâu răng cao. Không chỉ có học sinh tiểu học, học sinh từ lứa tuổi từ 12-15 vẫn trong độ thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn và trong thời kỳ ngấm vôi răng nên cần được chăm sóc cẩn thận. Cong vẹo cột sống cũng đang có xu hướng gia tăng trong học sinh. Theo điều tra, tỷ lệ học sinh cong vẹo cột sống nói chung là 18,9%, trong đó 19,6% (nam) và 18,3% (nữ). Tỷ lệ cong vẹo cột sống tăng theo cấp học, học sinh ngoại thành có tỷ lệ cong vẹo cột sống cao hơn học sinh nội thành (21,4% và 16,3%). Theo BS Đặng Ngọc Anh, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, biến dạng cột sống nếu không được điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng chức năng tim, phổi và thần kinh. Biến dạng cột sống nặng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn thể chất, các hội chứng viêm khớp, rối loạn tim phổi và các vấn đề sức khỏe khác. Tật cận thị cũng có xu hướng tăng nhanh trong học sinh đến mức báo động. Các yếu tố làm tăng tỷ lệ này do áp lực học tập quá căng thẳng, kích thước bàn ghế không đúng tiêu chuẩn, thiếu ánh sáng, sử dụng vi tính và ti vi quá nhiều. Một nghiên cứu của BV Mắt TƯ về tật khúc xạ năm 2008 ở ba tỉnh Hà Tĩnh, Hải Phòng, Đà Nẵng trên tổng số 2280 học sinh cho thấy tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở học sinh là 26,4%. Vân Khánh

Nguồn TT&VH: http://thethaovanhoa.vn/132n20091021072340769t132/benh-hoc-duong-gia-tang-loi-tai-nguoi-lon.htm