Bí ẩn bên trong căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Là cơ quan 'đầu não' của thực dân Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát hay còn gọi là hầm De Castries được xây dựng kiên cố nhất Đông Dương...

Hầm Đờ Cát (hay còn gọi là hầm De Castries) tên đầy đủ là Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ tọa lạc giữa vị trí trung tâm của căn cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc khu vực cánh đồng Mường Thanh, cách đồi A1 khoảng 1,5 km về phía Tây. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hầm Đờ Cát (hay còn gọi là hầm De Castries) tên đầy đủ là Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ tọa lạc giữa vị trí trung tâm của căn cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc khu vực cánh đồng Mường Thanh, cách đồi A1 khoảng 1,5 km về phía Tây. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Vì là cơ quan "đầu não" nên hầm Đờ Cát được xây dựng với công sự kiên cố. Căn hầm được ví là “trái tim” và “linh hồn” tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của quân đội Pháp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hầm được thiết kế xây dựng bằng những vật liệu vững chắc nhất lúc bấy giờ, có khả năng chống chọi với nhiều loại hỏa lực. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Nóc hầm lợp bằng các tấm ghi thép hình vòm, bên dưới là những bao cát xếp chồng lên nhau. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Trước kia, căn hầm này do thực dân Pháp dựng lên để làm cứ điểm chỉ huy cho tướng De Castries trong cuộc chiến tranh Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, sau 55 ngày chiến đấu, bộ đội ta đã chiếm được căn hầm và bắt sống được tướng De Castries vào ngày 7/5/1954. Đó cũng là khi lá cờ quyết chiến, quyết thắng của dân tộc ta được cắm trên nóc hầm như là đánh dấu cho sự thất bại của thực dân Pháp tại Việt Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hầm có chiều dài 20m, chiều rộng 8m, xung quanh có hệ thống đường hào dẫn vào trong hầm. Trước kia có một đường hào có mái che dẫn từ hầm Đờ Cát với lô cốt trên đồi A1. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Mái hầm được ghép bởi những khối sắt to tạo thành hình mái vòm chắc chắn. Xung quanh mái sắt và các khe bên trên nóc được chèn bởi những bao cát chắc nịch làm cho những khối mái không bị bung ra, đồng thời hạn chế nước rò rỉ vào trong hầm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Tường của đường hào dẫn vào trong hầm và tường hầm chủ yếu được dựng lên bằng những tấm gỗ chắc chắn và những bao cát xếp liền nhau. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Đứng trên đồi cao, du khách có thể quan sát rõ nét hầm Đờ Cát với những mái vòm sắt vô cùng kiên cố cùng hệ thống đường hào chạy xung quanh hầm. Du khách cũng có thể thấy được toàn bộ mạng lưới rào chắn phòng thủ cùng những xe tăng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Bên trong hầm bao gồm tổng cộng 4 gian cho cả nơi ở và làm việc của tướng De Castries. Bàn ghế làm việc của tướng De Castries và các tùy tùng vẫn được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Gần cửa hầm có bức hình được làm bằng xi măng có ảnh của tướng Đờ Cát cùng đoàn tùy tùng cúi đầu khi bị quân đội Việt Nam bắt giữ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hiện nay, cấu trúc và cách bố trí, sắp xếp của căn hầm vẫn được giữ nguyên. Tại căn hầm này, tướng De Castries đã tiếp đón nhiều quan chức cấp cao của Pháp cũng như các nhà báo quốc tế. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hầm Đờ Cát còn được bảo vệ bằng tất cả các vũ khí phương tiện chiến tranh hiện đại nhất lúc bấy giờ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hiện nay, căn hầm này được ghi tên trong danh sách 23 di tích lịch sử đặc biệt của Việt Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Kết cấu của hầm vẫn còn rất vững chãi dù trải qua hơn 70 năm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Trong dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát là điểm tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

(Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/bi-an-ben-trong-can-ham-quan-su-kien-co-nhat-cua-thuc-dan-phap-tai-dong-duong-post941992.vnp