Bí mật phía sau các vòng tròn bí ẩn của Amazon

“Các dấu vết tồn tại hàng thế kỷ dưới cánh rừng Amazon là một thách thức đối với quan điểm cho rằng Amazon là một hệ sinh thái nguyên sơ” – nhà khảo cổ học Jennifer Watling tại đại học Sao Paulo, Brazil nói.

Hơn 450 dấu vết của các công trình lớn đã được phát hiện ở miền tây Brazil, chính là dấu ấn của quá trình sử dụng đất mà các cộng đồng cổ xưa để lại trước khi bị các tán lá rậm rạp của rừng Amazon che phủ trong nhiều thế kỷ.

Khu vực phát hiện các di chỉ cổ bí ẩn.

Không một ai biết chính xác những khu vực bí ẩn đó tồn tại từ khi nào, cho mục đích gì nhưng những dấu vết trên mặt đất đã cho thấy, cộng đồng dân cư bản địa để lại những dấu ấn không nhỏ đến địa hình cảnh quan khu vực Amazon hàng trăm năm trước khi người phương Tây đặt chân đến Châu Mỹ.

“Các dấu vết tồn tại hàng thế kỷ dưới cánh rừng Amazon là một thách thức đối với quan điểm cho rằngAmazon là một hệ sinh thái nguyên sơ” – nhà khảo cổ học Jennifer Watling tại đại học Sao Paulo, Brazil nói.

Các dấu vết đặc biệt này được gọi là các geoglyph, xuất hiện trên diện tích xấp xỉ 13,000 km vuông và lộ diện vào thập niên 80 tại bang Acre, Brazil tại các khu vực rừng bị khai thác sử dụng cho mục đích nông nghiệp.

Những vòng tròn bí ẩn phát lộ sau khi những tán cây rừng bị đốn hạ.

Nhà khảo cổ học Jennifer Watling và nhóm của cô đã phân tích mẫu đất từ hai khu vực để tiến hành mô hình hóa lại lịch sử 6.000 năm của rừng mưa khu vực xung quanh.

Bằng cách phân tích các mẫu hóa thạch phytolith trong đất, nhóm nghiên cứu có thể tính toán sơ bộ thảm thực vật cổ xưa và mức độ tồn tại than trong đất có thể cho thấy quá trình đốt rừng lấy đất trong quá khứ.

Các hóa thạch thực vật được dùng làm phương tiện nghiên cứu.

Trong trường hợp này, các mẫu đất cho thấy 6.000 năm trước, toàn bộ khu vực được bao phủ bởi rừng tre và xuất hiện dấu vết của con người vào 4.000 năm trước. Chính thời điểm đó bắt đầu xuất hiện cây cọ và diện tích ngày càng tăng.

Đỉnh điểm của quá trình đốt rừng là vào 2.300 đến 1.400 năm trước, song song với thời điểm xây dựng những công trình mà dấu vết còn lại cho đến ngày nay.

Các đường hào còn sót lại được đào vào những khoảng thời gian khác nhau từ thế kỷ thứ 1 cho đến thế kỷ 15 với kích thước trung bình là 11 m rộng và 4 m sâu. Với hình dạng tròn của các dấu vết, đến nay vẫn chưa ai biết được mục đích xây dựng nên các công trình nà để làm gì. Không hề có dấu vết của làng mạc xung quanh các công trình nên nhiều người cho rằng, đây có thể là các công trình phòng thủ dùng trong chiến tranh.

Trái với những ý kiến trên, kết quả phân tích cho thấy khu vực này có thể đã được sử dụng cho mục đích thờ cúng vì rất hạn chế số người sử dụng và không có cộng đồng dân cư xung quanh.

“Một điều thú vị ở các cấu trúc geoglyph này với đường hào bao bọc bên ngoài và bức tường đá vòng bên trong rất giống với mộtt khu vực tế lễ” – Watling cho biết thêm.

Các nhà nghiên cứu cũng nêu lên khả năng các geoglyph đã được xây dựng khi cư dân cổ xưa cần diện tích để thực hiện các phiên chợ nhằm giao dịch hàng hóa một cách tạm thời theo mùa vụ. Do đó, họ đã lựa chọn những khu vực nhất định và tiến hành khoanh vùng bằng cách đào những con hào sâu và đốt khu vực rừng bên trong để lấy đất.

“Căn cứ vào số lượng và mật độ của các di chỉ geoglyph, có thể thấy rừng của khu vực Acre không thể bị dọn sạch trong một thời gian ngắn như chúng ta đang làm hiện nay mà các cộng đồng cư dân cổ đã thực hiện điều đó trong một thời gian rất dài” – Watling phát biểu trong buổi họp báo.

Rường Amazon đang bị tàn phá nghiêm trọng bởi chính con người.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, những khu chợ nếu có xuất hiện cùng với các geoglyph cũng chỉ là những chợ tạm với kiến trúc tạm bợ và sẽ nhanh chóng bị cây rừng thay thế khi con người dời đi.

Nếu giả thiết của nhóm nghiên cứu là đúng sẽ tương phản rất lớn với giả thuyết về nạn phá rừng. Hiện tại ở Amazon, hơn 20% hiện tích rừng đã mất đi trong hơn 40 năm qua. Và cũng từ kết quả nghiên cứu này cho thấy, việc du canh du cư, đốt rừng làm nông nghiệp đã tồn tại từ hàng thiên niên kỷ trước mà không hề gây ảnh hưởng có hại đến tự nhiên nếu được thực hiện cẩn thận.

Với kết quả đó, nhóm nghiên cứu hi vọng có thể có thêm ví dụ và phương pháp đề xuất cho vấn đề bảo vệ rừng ngày nay.

“Qua những gì nghiên cứu, rõ ràng cộng đồng dân cư cổ đại đã sử dụng rừng rất hợp lý và bền vững so với những gì đang diễn ra hiện nay” – Walting cho biết thêm

Quốc Văn (ScienceAlert)

Nguồn Khám Phá: http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bi-mat-phia-sau-cac-vong-tron-bi-an-cua-amazon-c7a496416.html