Bí quyết cai sữa cho bé

GiadinhNet - Cai sữa là một bước chuyển quan trọng trong sự phát triển những năm tháng đầu đời của bé. Nhưng không ít bà mẹ vô tình rơi vào tình cảnh “đối đầu” với bé do không biết lựa thời điểm và cách cai sữa...

Gian nan hành trình cai sữa Đã 2 năm từ khi bé Bin bắt đầu cai sữa, nhưng mẹ bé - chị Phương (tổ 18B- Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn nhớ như in "chiến dịch" cai sữa cho bé. "Nếu chị của Bin chỉ mất 3 ngày gửi về bà nội để quên ti mẹ thì Bin mất đến nửa năm với 4 lần cai lên cai xuống!"- chị Phương hóm hỉnh nói: Bin được 18 tháng tuổi, rất "nghiện" ti mẹ. Do điều kiện hay phải đi công tác, sau khi tìm hiểu kinh nghiệm từ anh chị em đồng nghiệp, chị Phương quyết tâm cai sữa cho Bin. Bắt đầu là việc chị gửi Bin về bà ngoại 3 ngày "kiên quyết" không gặp. Đến ngày thứ 4, gặp lại mẹ, Bin gào khóc và đòi ti mẹ bằng được. Không cam lòng, chị Phương lại cho con bú. 2 lần tiếp theo, chị áp dụng "chiêu" bôi cloroxit, dầu cao hay dùng băng dính vào đầu ti nhưng vẫn không ăn thua vì đến ngày thứ 3, bé "bắt bài" và ăn vạ mẹ, gào khóc suốt đêm, mọi thứ lại như cũ. Hạ quyết tâm, đến lần thứ 4, đúng sinh nhật 2 tuổi của Bin, chị hóa trang lem luốc bầu ti. Mỗi lần bé lật áo mẹ đòi ti, chị lại "ra vẻ" nhăn nhó kêu đau, cùng cả nhà hô "đắng lắm, sợ lắm". Bin cũng thức giấc nhiều lần trong đêm, thương con, sữa mẹ về cương cứng cả ngực trong khi con thì khát sữa đòi lại không được bú. Con khóc, mẹ khóc nhưng nhất quyết không cho ti nữa. Cứ bế bé vỗ về, hát khe khẽ, xong bật điện lên cho bé nhìn thấy ti xanh thật, rồi cho bé uống ít nước. Sau 4 đêm, bé Bin thôi quấy khóc, không đòi ti mẹ, "chiến dịch cai sữa dài kỳ" kết thúc bằng một giấc ngủ trọn vẹn cho cả nhà! Không chỉ mẹ Bin mà nhiều bà mẹ khác cũng gặp khó khăn khi cai sữa cho bé yêu. Chị Phương kể: Chị có người bạn cũng quyết định cai sữa cho con nên đã gửi bé 20 tháng về nhà ngoại một tuần. Chị làm theo lời mẹ dặn: Nhất định không được vắt sữa đi vì càng vắt càng ra sữa, sau hơn 1 ngày, chị căng tức bầu vú rồi lên cơn sốt. Chị phải xin nghỉ làm, mua thuốc giảm đau về uống nhưng vẫn không đỡ. Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế lao động (Hà Nội), đây là những trường hợp do cai sữa không đúng cách, do đó, có thể bị tắc tuyến sữa, viêm, sưng đầu vú, hoặc bị áp xe vú, nhưng không phải là nguyên nhân gây ung thư vú như một số lời đồn thổi! Chuẩn bị cho cả mẹ và bé Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Cùng với việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, việc chuẩn bị tâm lý trong thời kỳ cai sữa cũng đóng một vai trò quan trọng. Bú mẹ, bé không chỉ nhận được nguồn dinh dưỡng dồi dào, mà còn là sợi dây vô hình gắn kết mẹ và bé. Bé cảm nhận sự ấm áp, an toàn trong vòng tay mẹ. Nếu đột ngột cai sữa, bé không thích ứng được, sẽ có những biểu hiện như khóc lóc, tỉnh giấc ban đêm, chán ăn, quấy phá... Do đó, cần cai sữa từ từ, bằng cách giãn dần các lần bú, ví dụ bình thường bé bú 7-8 lần/ngày, nay có thể giảm xuống còn 3-4 lần. Thay vào đó là tăng dần các bữa ăn dặm trong ngày cho bé, đồng thời kết hợp cho bé ăn ngoài bằng các loại sữa thay thế thông thường như sữa bột, sữa hộp, sữa đặc hay sữa bò. Với sữa, nên cho bé tập ăn bằng thìa. Cai sữa không khoa học không chỉ ảnh hưởng đến nhịp sinh học, mà còn có thể phát sinh những ảnh hưởng không tốt cho tâm lý trẻ. Điều này càng đáng lưu ý với những trẻ có thời gian bú mẹ lâu và không được bổ sung những thức ăn phụ kịp thời. Cần phải tạo cho bé niềm tin rằng: Cai sữa chứ không "cai mẹ". Khi bé đã quen với hơi mẹ ngày đêm, việc cách ly mẹ (do gửi người thân, hoặc không ngủ cùng bé) rất dễ khiến cho bé cảm giác hụt hẫng, cô đơn, sợ hãi. "Do đó, theo tôi, thay vì "trốn tạm thời", mẹ vẫn nên gần gũi bé nhưng không được cho bé sờ ti, hay cho con bú mà hãy thay thế bằng các loại thức ăn bé khoái khẩu, hoặc hướng bé đến các thú vui khác"- BS Dung chia sẻ. Từ trước đến nay, nhiều biện pháp cai sữa được "truyền khẩu" trong dân gian và hiện tại nhiều người áp dụng là bôi những vị thuốc đắng hoặc cay lên đầu núm vú, "hóa trang" các màu, dán băng keo... để đánh lạc hướng hay làm giảm dần thói quen bú sữa mẹ của bé. Mỗi phương pháp có thể hiệu quả với bé này nhưng lại vô hiệu với bé kia. Tùy từng bé để áp dụng bởi trong nhiều trường hợp, những bé yếu bóng vía, nhạy cảm, hóa trang không khéo có thể làm bé bị tổn thương, sốc, sợ hãi... hoặc phản ứng tiêu cực. Có bé không chỉ sợ ti mẹ mà còn sợ luôn cả mẹ, xa cách mẹ. Các chuyên gia y khoa đều khẳng định: Không có thời điểm nào cố định cho "sự kiện trọng đại" này, cũng như dấu hiệu để cai sữa cho bé. Ngành y tế khuyến cáo: Nếu mẹ khỏe, không có bệnh tật truyền nhiễm thì nên cho trẻ bú mẹ từ lúc sinh ra đến khi 24 tháng tuổi; Bắt đầu từ tháng thứ 6, cho bé ăn dặm. Không nên cai sữa quá sớm (trước 1 tuổi) ngoại trừ những trường hợp bà mẹ bị các bệnh mãn tính, bị lao, phổi hay HIV... Không cai sữa cho trẻ trong thời kỳ nắng nóng hay thời tiết khắc nghiệt, chuyển mùa. Không cai khi bé đang có vấn đề về sức khỏe, nhiễm khuẩn, hay suy dinh dưỡng... Cai sữa đối với một số bé rất dễ, nhưng nếu gặp phải trường hợp "khó bảo", bà mẹ trẻ cũng phải xác định tâm lý kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm. Những ngày đầu khi mới bắt đầu cai, bé rất hay quấy khóc, không nên chỉ vì xót con khóc mà lại cho bé sờ ti hay bú lại. Điều này rất dễ gây nên tình trạng "tái nghiện" và rất khó cai cho lần khác. Nếu bé có những phản ứng quá tiêu cực, hoặc mẹ nhận thấy biện pháp không thích hợp, nên dừng ngay và để dành lần sau. Trong một số trường hợp, nếu bà mẹ khi cai sữa cho con thấy cương tức ngực quá, có thể băng ngực hoặc dùng thuốc nội tiết làm giảm tiết sữa. Tuyệt đối không được tự tiện dùng thuốc giảm đau mà cần có ý kiến của bác sĩ. Có thể nặn sữa, nhưng không được nặn hết và không nặn thường xuyên bởi càng nặn, càng thông thì sữa càng ra. Đối với các bà mẹ sau khi cai sữa cho con, muốn lấy lại vóc dáng, không gì hơn là tăng tiêu hao năng lượng trong một ngày. Dinh dưỡng cho mẹ bây giờ không còn ảnh hưởng đến bé, do đó bà mẹ nên giảm lượng ăn trong ngày, tăng cường luyện tập, đặc biệt với những bà mẹ có công việc ít phải di chuyển. Mỗi khi tắm, bạn cũng nên dùng vòi sen phun nước lạnh lên ngực hàng ngày trong vài phút để giúp làm săn chắc các mô ngực. Nên thường xuyên mặc áo nâng ngực, ngay cả khi tập luyện thể dục thể thao. email in [ Quay lại đầu trang ] Gương sáng CTV dân số Những bông hoa miền trung du Trải lòng sau 15 năm "vác tù và hàng tổng" Những trái tim vì cộng đồng "Đội" gió Lào đi làm dân số Tôn vinh "những cánh chim không mỏi" Gia đình Đời sống vợ chồng Làm cha mẹ Sức khỏe Mua sắm Chất lượng sống Các tin khác Những cô đỡ tuổi đôi mươi (26/05) Vì sao bà bầu dễ mắc bệnh (24/05) Giáo dưỡng thai nhi từ trong bụng mẹ: Nhiều điều tốt đẹp chờ đón bé (21/05) Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ làm việc tại phía Nam: Hoàn chỉnh bộ máy dân số tuyến xã (19/05) Cẩn thận với bệnh phụ khoa ở bé gái (17/05) Nguy cơ khi sinh con sau tuổi 35 (14/05) Những chính sách uyển chuyển (12/05) Chế độ cho CBCT dân số xã phải nghỉ việc do sắp xếp lại tổ chức: Ghi nhận sự đóng góp (10/05) Xem ý kiến bạn đọc Danh sách comment Tin tức - Sự kiện Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ dân số tỉnh/huyện Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ làm việc tại phía Nam: Hoàn chỉnh bộ máy dân số tuyến xã “Thế giới cần các cô đỡ hơn bao giờ hết” Kiên trì công tác giảm sinh Đại hội lần thứ I nhiệm kỳ 2010 - 2015 Đảng bộ Tổng cục DS-KHHGĐ: Chất lượng và phát triển Trẻ tự kỷ có chiều hướng tăng Đường lối - Chính sách Những chính sách uyển chuyển Chế độ cho CBCT dân số xã phải nghỉ việc do sắp xếp lại tổ chức: Ghi nhận sự đóng góp An sinh xã hội để bớt đi gánh nặng Giảm ngay chênh lệch nam nữ Xung quanh Nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh dân số sửa đổi (điều 10): Hiểu đúng, viết đúng “Suy diễn như vậy là không đúng” KHHGĐ Công tác DS-KHHGĐ các tỉnh Tây Bắc: Kiên trì giảm sinh Làm dân số trên cao nguyên Truyền thông đi đôi với cung cấp dịch vụ an toàn Công tác DS-KHHGĐ ở Bắc Kạn, Thái Nguyên: Khó khăn về nhân lực Không còn cán bộ, đảng viên sinh con thứ 3 Hội KHHGĐ Việt Nam: Hành động và phát triển Làm dân số trên miền đất võ Chất lượng cuộc sống Bí quyết cai sữa cho bé Những cô đỡ tuổi đôi mươi Vì sao bà bầu dễ mắc bệnh Giáo dưỡng thai nhi từ trong bụng mẹ: Nhiều điều tốt đẹp chờ đón bé Chăm sóc SKSS cho bé gái: Tránh xà bông, sữa tắm có chất tạo bọt Cẩn thận với bệnh phụ khoa ở bé gái Quảng cáo 2008 © Bản quyền thuộc về Giadinh.net.vn - Báo điện tử của Báo Gia đình và Xã hội, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế Giấy phép Báo điện tử số: 99/GP-BC ngày 15/3/2007 của Cục Báo chí, Bộ VHTT Điện thoại: 04.22120681 | Fax: 04.38463556 Điện thoại báo in Gia đình và Xã hội: 04.38464038 Đường dây nóng: Hà Nội: 04.38235807 máy lẻ 24 - 0904852222 Đường dây nóng: TP HCM: 08. 22405776 - 0975989901 Tòa soạn: 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội - Email: toasoan@giadinh.net.vn ® Ghi rõ nguồn "Giadinh.net.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này Liên hệ quảng cáo: AdMicro Tel: (04) 39743410 máy lẻ 370 Fax: (04) 39743413 Email: giadinh@admicro.vn Hotline: 0904 482 988 (Lan Anh)

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/20100528082327813p0c1054/bi-quyet-cai-sua-cho-be.htm