“Bí quyết” thi tốt nghiệp

Ba giáo viên nhiều kinh nghiệm lưu ý thí sinh cách làm bài thi hiệu quả các môn văn, sử, địa.

Môn lịch sử: Viết mạch lạc Cách học lịch sử dễ hiểu và nhớ nhất là học sinh phải học theo hệ thống và làm đề cương chi tiết, khi ôn cũng cần ôn theo dàn ý từng vấn đề, chứ không học rải rác vào vấn đề ngay. Sau khi nắm vững kiến thức ôn tập, các em cần tham khảo các dạng đề bài của những năm trước, đặc biệt nên tham khảo thêm khung điểm của những câu hỏi đó để có thể trình bày cho đúng, đủ câu hỏi. Môn địa lý: phác thảo “đề cương mở” Đề thi địa lý thường có 2 phần lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết có 4 dạng đề: một là “trình bày” nhằm kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức của học sinh; hai là “phân tích chứng minh” (ví dụ phân tích các thế mạnh, hạn chế về tự nhiên và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long); ba là “so sánh”, (như so sánh sự khác biệt về địa hình giữa miền Đông Bắc và Tây Bắc); bốn là “giải thích”, học sinh không chỉ thuộc bài mà còn phải biết vận dụng kiến thức để giải thích (ví dụ tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng). Thầy Vũ Quốc Lịch (giáo viên môn địa lý Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam) Môn văn: Ngắn gọn, chặt chẽ Năm nay là năm thứ 2 đề thi văn tốt nghiệp THPT có cấu trúc mới. Đề thường bao gồm 3 câu: Câu I (2 điểm) - tái hiện kiến thức; câu II (3 điểm) - viết bài nghị luận xã hội; câu III (5 điểm) - nghị luận văn học. Thầy Nguyễn Quang Ninh (giảng viên Khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) (Còn tiếp)

Nguồn NLĐ: http://nld.com.vn/20100527113735406p0c1017/bi-quyet-thi-tot-nghiep.htm