Biên niên sử bằng hình ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ (phần 2)

Theo các mũi xung kích mặt trận, nghệ sĩ nhiếp ảnh - phóng viên chiến trường Triệu Đại đã chụp toàn bộ hình ảnh của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Đây được coi là một tập biên niên sử bằng ảnh quý giá, mang dấu ấn thời đại.

Nhân dân các bản Mường Phăng, Nà Tấu, chúc mừng bộ đội sau chiến thắng Điện Biên Phủ

Năm 1953, nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Tại chiến trường, NSNA Triệu Đại được biên chế vào thê đội 1 (đơn vị chủ công luôn đi đầu các trận chiến đấu trên chiến trường Điện Biên Phủ) để ghi chụp toàn bộ hình ảnh tại mặt trận.

Một vị tướng chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đã viết thư tay gửi các đơn vị chiến đấu với nội dung: "Giới thiệu đồng chí Triệu Đại đi với thê đội một để chụp ảnh chiến dịch, các đơn vị cần bảo vệ đồng chí Triệu Đại an toàn lúc thường cũng như lúc chiến đấu". Từ đó, NSNA - phóng viên chiến trường Triệu Đại được đặc cách theo các mũi xung kích mặt trận để ghi chụp toàn bộ hình ảnh của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Hàng nghìn bức ảnh của NSNA Triệu Đại là một tập biên niên sử bằng ảnh quý giá, mang dấu ấn thời đại về chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Báo PNVN xin giới thiệu một số hình ảnh tiêu biểu được lựa chọn trong số hàng nghìn bức ảnh về chiến trường Điện Biên Phủ của NSNA Triệu Đại.

Máy bay B29 của không quân quân Pháp và phi công đầu tiên bị bắt sống tại mặt trận Điện Biên Phủ

Các phi công Pháp bị bắt tại mặt trận Điện Biên Phủ.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm trận địa pháo 37 Ly sau chiến công bắn rơi may bay B29 đầu tiên của Pháp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chúc mừng đơn vị pháo cao xạ (F351) đã bắn rơi chiếc máy bay B29 đầu tiên của không quân Pháp tại Điện Biên Phủ

Bộ đội ta tấn công trên Đồi E1

Tấn công Đồi E1 Điện Biên Phủ - đây là cuộc chiến giằng co rất quyết liệt giữa ta và quân Pháp. Quân ta đã dành thắng lợi

Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát trung tâm Mường Thanh trên Đồi E1, chuẩn bị tổng tấn công đợt 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ

Bộ chỉ huy mặt trận quyết định tấn công vào trung tâm chỉ huy, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp

Đạn pháo của ta bắn chính xác vào nóc hầm của Bộ chỉ huy quân Pháp trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Quân ta không quản ngại hy sinh, anh dũng xông lên tấn công Đồi A1

Quân ta áp giải tù binh trên đồi A1

Bộ đội ta vượt cầu gỗ qua sông Nậm Rốm, tấn công sân bay Mường Thanh

Đánh chiếm sân bay Mường Thanh, Điện Biên Phủ

Bộ đội ta tấn công sân bay Mường Thanh

Quân ta vượt cầu Mường Thanh, tiến quân đánh chiếm Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp

Quân ta vượt cầu Mường Thanh tấn công Trung tâm chỉ huy của quân Pháp ở Điện Biên Phủ

Tướng De Castries và Bộ tham mưu quân Pháp ở Điện Biên Phủ bị bắt sống

Quân ta reo mừng chiến thắng trên xác máy bay Pháp tại sân bay Mường Thanh, Điện Biên Phủ

Quân Pháp ra hàng qua cầu Mường Thanh, Điện Biên Phủ

Quân Pháp kéo cờ trắng ra hàng trên cánh đồng Mường Thanh

Tù binh Pháp ở Điện Biên Phủ

Cờ Quyết chiến - Quyết thắng - Giải thưởng luân lưu của Hồ Chủ tịch tung bay trên nóc hầm tưởng De Castries tại Điện Biên Phủ. Quân ta toàn thắng

Dẫn giải tù binh Pháp về hậu cứ

Chiến lợi phẩm chiến dịch Điện Biên Phủ

Bộ đội thu dọn khu vực hầm De Castries. Lán dù trắng trên nóc hầm là khu vực tướng Cao Văn Khánh tổ chức đám cưới sau ngày chiến thắng

Nhân dân các bản làng thăm quan hầm De Castries sau ngày chiến thắng

Nhân dân các bản làng ở Điện Biên trao quà chúc mừng các chiến sĩ Điện Biên Phủ

Lễ mừng công của các chiến sĩ Điện Biên Phủ

Niềm vui chiến thắng của các chiến sĩ Điện Biên Phủ. Mọi người công kênh Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị chỉ huy tài năng, yêu mến

Lễ mừng chiến thắng Điện Biên Phủ tại cánh đồng Mường Phăng

Lễ mừng sinh nhật Bác Hồ tại trung tâm Mường Thanh, ngay sau ngày chiến thắng

Toàn cảnh Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp bị quân ta tiêu diệt

NSNA Triệu Đại sinh năm 1920 tại thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Ông thuộc lớp những nhà nhiếp ảnh Cách mạng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Từ năm 1945, sau Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia Thanh niên Cứu quốc Thành Hà Nội.

NSNA - phóng viên chiến trường Triệu Đại

Năm 1947, Triệu Đại được điều động vào quân đội, đảm nhận công tác phóng viên mặt trận tại Chiến dịch Biên Giới năm 1950, Chiến dịch Hòa Bình năm 1951, Chiến dịch Tây Bắc năm 1952, Chiến dịch Điện Biên Phủ 1953-1954...

Sau 1954, NSNA Triệu Đại về công tác tại Báo Quân đội Nhân dân, tiếp tục chụp ảnh tại các chiến trường Vĩnh Linh, Quảng Bình (1965), Quảng Trị (1967), Khe Sanh (1968)...

HKD - Ảnh: Gia đình NSNA Triệu Đại cung cấp

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/bien-nien-su-bang-hinh-anh-ve-chien-dich-dien-bien-phu-phan-2-20240507151455213.htm