Biết là không khí ô nhiễm vẫn phải thở

Với mức độ không khí ô nhiễm ngày càng vượt ngưỡng an toàn, xuất phát từ các khu công nghiệp, các làng nghề sản xuất tái chế tràn lan cùng sự gia tăng của các phương tiện giao thông đã khiến sức khỏe của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chúng ta đang “thu nạp” chất độc từng ngày từng giờ vào cơ thể mà chưa biết cách phòng chống hữu hiệu.

Liên tiếp trong thời gian qua, không khí ở 2 thành phố Hà Nội và TP.HCM có chỉ số ô nhiễm vượt ngưỡng. Theo báo cáo chất lượng không khí Việt Nam năm 2016 của GreenID, năm 2016 Hà Nội có 282 ngày ô nhiễm không khí vượt ngưỡng, tương đương 70% số ngày trong năm; trong khi TP. HCM chỉ có 175 ngày. Nồng độ bụi siêu mịn PM2.5 trung bình trong không khí của Hà Nội là 50,5 µg/m3, cao gấp đôi quy chuẩn quốc gia và gấp 5 lần ngưỡng trung bình theo khuyến nghị của WHO.

Dựa trên đánh giá theo giờ, tình hình còn tồi tệ hơn, có 3.259 giờ nồng độ bụi PM 2.5 vượt quá tiêu chuẩn của Việt Nam và có đến 6.941 giờ vượt quá tiêu chuẩn WHO AQGs. Chỉ số chất lượng không khí AQI trung bình ở Hà Nội năm ngoái là 121, nằm trong nhóm chất lượng kém, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của nhóm người nhạy cảm. Với AQI trong ngưỡng 101 – 200, những người nhạy cảm cần hạn chế ra ngoài.

TS Đỗ Mạnh Cường, Phó trưởng Phòng Sức khỏe và Môi trường cộng đồng (Cục Quản lý Môi trường, Bộ Y tế) cho biết, qua các nghiên cứu nhỏ cho thấy, người dân ở vùng ô nhiễm không khí có nguy cơ mắc bệnh hô hấp cao hơn. Ở Hà Nội, tỷ lệ người mắc viêm phế quản sống quanh Khu công nghiệp Thượng Đình cao gấp 2,9 lần so với vùng đối chứng là Phú Thị, Gia Lâm. TS Cường cho biết thêm: “Dự báo của Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội cho thấy, tỷ lệ người dân mắc viêm phổi, nhập viện vì khó thở, tim mạch… có thể tăng gấp đôi vào năm 2020 nếu không có biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm”.

Trong khi đó, nghiên cứu của châu Âu chỉ ra rằng ô nhiễm không khí có thể gây huyết khối trong mạch máu, tắc nghẽn mạch máu, thiếu máu cục bộ, từ đó có thể làm gia tăng nhập viện do đột quỵ, nhồi máu cơ tim, viêm gan…

Gió được cho là nguyên nhân làm lan tỏa một lượng lớn hóa chất gây ô nhiễm không khí từ các khu công nghiệp ở vùng phía Đông Bắc và làm lan rộng các chất ô nhiễm vốn có ở Hà Nội.

Một nguyên nhân nữa không thể không kể đến làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí là các phương tiện cơ giới đường bộ không ngừng gia tăng với tốc độ tăng trưởng các loại ô tô là 12%, xe máy khoảng 15% - cán mốc xấp xỉ 34 triệu chiếc năm 2011. Vấn nạn này đã được bàn thảo rất nhiều nhưng biện pháp hữu hiệu vẫn chưa có, bởi vậy mà cư dân thành phố ngày càng phải hít khói bụi nhiều hơn vì hàng giờ tắc đường kẹt cứng. Bất kể sáng tối, hai lá phổi cũng đều được “ưu ái” hít đầy không khí độc hại khiến bệnh hen suyễn, hô hấp, ung thư phổ gia tăng nhanh chóng.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, những năm gần đây, các bệnh về đường hô hấp có tỉ lệ mắc cao nhất trên cả nước do ô nhiễm không khí. Các bệnh viêm phổi đứng đầu cả nước chiếm tỷ lệ 4,2%, tiếp theo là chứng viêm họng và viêm amiđan cấp chiếm 3,5%, viêm phế quản và viêm tiểu phế quản có tỷ lệ 2,7%. Riêng năm 2010, trên thế giới đã ghi nhận 220.000 trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Trong một kết quả nghiên cứu đến tháng 12-2010 cho thấy tổng chi phí khám chữa bệnh về đường hô hấp với thiệt hại kinh tế vì phải nghỉ việc chữa bệnh đối với người lớn và chi phí chăm sóc người mắc bệnh đường hô hấp ở Hà Nội là 66,83 triệu USD/năm (với 2,5 triệu dân nội thành), TP. HCM là 70,96 triệu USD/năm (đối với 5,6 triệu dân nội thành).

Càng ở những đô thị phát triển công nghiệp, tỉ lệ người mắc bệnh đường hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị ít phát triển. Đặc biệt, TP. HCM là khu vực có tỉ lệ người mắc bệnh lao cao nhất cả nước, đứng thứ hai là Hà Nội, rồi đến Đồng Nai, Bắc Giang, Hải Phòng. Tỉ lệ bệnh nhân lao được phát hiện năm 2011 tại những tỉnh thành kể trên cao gấp 10-15 lần so với những nơi có hoạt động công nghiệp ít phát triển.

Vì nhưng mối nguy thường nhật do ô nhiễm không khí mà không chỉ công nhân các khu công nghiệp cần có chế độ thải độc mỗi ngày mà những người dân sống quanh khu vực hay đô thị phát triển công nghiệp cũng đang gặp nguy cơ cao mắc các bệnh về hô hấp, nhiễm độc có hại cho cơ thể. Ngoài những cách thải độc bằng hình thức tự nhiên, nhưng không có ngay được kết quả thanh lọc cơ thể, thải độc như ý muốn, hiện có một sản phẩm thải độc hữu hiệu Pectin Complex được chiết xuất từ củ cải đường và táo có tác dụng ngăn chặn sự hấp thu của các ion kim loại độc hại , phóng xạ , thuốc trừ sâu và hóa chất hữu cơ, do tác động tiêu cực của sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, Pectin Complex còn tăng cường chức năng bảo vệ cơ thể, cải thiện tuần hoàn ngoại vi, bảo vệ gan, mật và hệ tiêu hóa giúp cho cơ thể chống chọi với sự ô nhiễm không khí đang ngày càng đe dọa sức khỏe con người mà chẳng biết tránh đi đâu, biết độc hại mà vẫn phải thở!

Người Sài Gòn sống trong không khí ô nhiễm gần nửa năm 2016

Ô nhiễm không khí, mua khẩu trang nào an toàn?

P.V

Nguồn Sống Mới: http://songmoi.vn/node/74948