Bối rối phát hiện 'khí sự sống không mong đợi' trên sao Hỏa

Nghiên cứu mới cho biết robot Curiosity của NASA đã liên tục phát hiện 'khí sự sống' methane trên bề mặt Gale Crater ở Sao Hỏa, mặc dù NASA không mong đợi điều này.

Một phòng thí nghiệm hóa học di động trên robot Curiosity của NASA đã liên tục phát hiện ra dấu vết của methane (CH4) - một trong những dấu hiệu gợi ý về sự sống ngoài hành tinh - từ bề mặt Gale Crater ở Sao Hỏa.

Curiosity, tàu đổ bộ robot dạng xe tự hành của NASA, đã hoạt động trên Sao Hỏa từ tháng 8/2012 với nhiệm vụ săn tìm sự sống.

Dù đã tìm thấy dấu hiệu của methane, nhưng không có bằng chứng về sự sống hiện đại trên Sao Hỏa.

Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Journal of Geophysical Research: Planets đã chỉ ra rằng methane bất thường có thể do các cơ chế địa chất liên quan đến nước và đá sâu dưới lòng đất.

Methane có thể bị phong ấn dưới lớp muối đông đặc trong lớp regolith của Sao Hỏa và thoát ra khi lớp đệm muối yếu đi do tăng nhiệt độ vào những mùa hoặc thời điểm ấm hơn trong ngày.

Methane cũng có thể bị ép phun ra từng đợt khi một thứ gì nặng đè lên mặt đất, chẳng hạn như bánh xe của robot Curiosity.

Sự khác biệt trong việc phát hiện methane giữa Gale Crater và Jezero Crater, nơi robot Perseverance đang hoạt động, có thể cho thấy môi trường khác nhau ở hai khu vực này trên Sao Hỏa.

Phát hiện này có thể giúp hiểu rõ hơn về môi trường Sao Hỏa cổ đại và tiến gần hơn đến bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh tiềm năng.

Mời quý độc giả xem thêm video: Bằng chứng thuyết phục về “thế giới sự sống ngoài hành tinh".

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/boi-roi-phat-hien-khi-su-song-khong-mong-doi-tren-sao-hoa-1985324.html