Bóng lăn trên mặt sân căng thẳng

Giữa căng thẳng khủng bố, chủng tộc, tranh chấp lãnh hải, môi trường và an toàn du lịch, Pháp tưng bừng tổ chức một giải đấu tầm cỡ, hội tụ dần sao trời Âu và các đại gia quảng cáo.

Didier Deschamps, Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển quốc gia Pháp và là thủ lĩnh của những chú gà trống Gô-loa năm 1998, đình chỉ cầu thủ Karim Benzema do bị cảnh sát điều tra với cáo buộc có liên quan đến vụ dùng clip sex tống tiền đồng đội Mathieu Valbuena. Trong khi đó, cầu thủ trẻ da đen Kingsley Coman phàn nàn có phân biệt chủng tộc trong đội hình. Guy Stéphan, trợ lý của Deschamps, thừa nhận Pháp “có vấn đề với hội nhập”, nhưng có nói thêm đội tuyển không thể chịu trách nhiệm toàn bộ. Debbouze thì lên tiếng xin lỗi. Thậm chí, Thủ tướng Manuel Valls cũng nhảy vào tuyên bố: Cầu thủ không thể lựa chọn màu da và nguồn gốc của mình.

“Bóng đá ở Pháp có sức mạnh đoàn kết, nhưng cũng phản ánh những căng thẳng xã hội”, bình luận viên bóng đá Darren Tulett nói. Mặc dù các giải đấu lớn truyền sức mạnh cho mọi người, chiến thắng sẽ cải thiện tâm trạng của đất nước này sau bao biến cố, người Paris lại có xu hướng thích bóng bầu dục hơn. Một số câu lạc bộ bóng đá phản ánh lịch sử công nghiệp của nước này. Chẳng hạn, đội Sochaux được thành lập năm 1992 bởi gia đình Peugeot nhằm mang thể thao đến cho các công nhân của hãng để… giải khuây.

Ảnh: rené/Flickr

Nhưng sức mạnh “hàn gắn tâm hồn” của bóng đá (cả phát triển tài năng) ngày nay đã bị trộn lẫn với nạn phân biệt chủng tộc, khi có nhiều cầu thủ gốc Phi lớn lên chơi cho các câu lạc bộ. Một số cầu thủ trẻ có thể tiếp cận nhanh chóng thế giới giàu có, chẳng hạn “gã nhà giàu” Paris Saint-Germainm được đỡ đầu bởi giới chủ Qatar. Theo Pascal Boniface, Giám đốc Học viện Quan hệ và Chiến lược Quốc tế, đồng thời cũng là một cây viết về bóng đá, điều này nhen nhóm lên sự ghen tị và ác cảm đối với các cầu thủ ở một phần nào đó trong xã hội.

Trong khi Pháp dành tình yêu cho đội tuyển quốc gia (thể hiện bằng các vụ cá cược cho đội bóng yêu thích), ngay lập tức, người ta lo ngại chuyện an ninh. Ký ức về vụ khủng bố tháng 11/2015 đã giết chết 130 người vẫn chưa nhạt phai. Đặc biệt, các cuộc tấn công đó lại bắt đầu từ Stade de France, cho thấy mối quan ngại sâu sắc về các sự kiện thể thao có thể trở thành mục tiêu hàng đầu của khủng bố. Bóng đá “giải trí” giờ thành bóng đá “căng thẳng”. Đất nước được đặt trong tình trạng khẩn cấp suốt thời gian diễn ra những trận tranh tài quyết liệt. Chính phủ đã đưa 90.000 cảnh sát, lực lượng hiến binh và nhân viên an ninh xuống đường. Chỉ vài ngày trước trận mở màn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bernard Cazeneuve công bố một ứng dụng điện thoại thông minh có thể cảnh báo cho mọi người về nguy cơ xảy ra tấn công khủng bố. Trong ngắn hạn, Pháp ở song song hai trạng thái đối lập: hân hoan và lo sợ. Như ngài Cazeneuve đã nói: 100% phòng vệ không có nghĩa là 0% nguy cơ.

Xem thêm

Nguồn Sống Mới: http://songmoi.vn/the-gioi-thoi-su/bong-lan-tren-mat-san-cang-thang