'Bóng ma tốc độ' của Liên Xô khiến Mỹ và NATO mất ăn mất ngủ

Sự xuất hiện của MiG-25 với tốc độ bay kinh hoàng, nhiều lần cho tiêm kích Mỹ và NATO "ngửi khói", đã khiến Washington và đồng minh cực kỳ lo lắng, cho tới khi bắt giữ được một chiếc MiG-25 đào tẩu.

MiG-25, con quái vật về tốc độ trên bầu trời khiến Mỹ và NATO cực kỳ bất an, sỡ dĩ nhiều lần cho tiêm kích lên đón lõng đánh chặn nhưng đều bị MiG-25 cho ngửi khói. Mikoyan-Gurevich MiG-25 (tiếng Nga: МиГ-25) (tên ký hiệu của NATO: "Foxbat") là một máy bay tiêm kích đánh chặn, trinh sát và ném bom siêu thanh, được thiết kế bởi Phòng thiết kế Mikoyan-Gurevich của Liên Xô. Mẫu đầu tiên chế tạo thử nghiệm bay vào năm 1964, sau đó đi phục vụ vào năm 1970. Với tốc độ tối đa là Mach 3.2, một rada cực mạnh và 4 tên lửa không đối không, Foxbat lúc mới xuất hiện đã khiến nhiều nhà phân tích và chuyên gia quân sự Phương Tây phải hốt hoảng. Chiếc máy bay này có nhiều tính năng chưa được tìm ra cho đến khi phi công Liên Xô Viktor Belenko lái chiếc MiG-25 của anh ta đào tẩu sang Nhật Bản vào năm 1976. MiG-25 có chiều dài 19,7m, sải cánh 14m,chiều cao 6,1m. MiG-25 sử 2 động cơTumansky R-15B-300, lực đẩy 73.5 kN (16.524 lbf), 100.1 kN (22.494 lbf) với nhiên liệu phụ trội Chúng cho vận tốc tối đa lên tới Mach 3.2 tức 3.490km/h, tuy nhiên phi công được cảnh báo không lên bay quá vận tốc Mach 2.83 nếu như không muốn sau khi hạ cánh phải thay ngay động cơ. Vũ khí chủ yếu của MiG-25 là các tên lửa không đối không sử dụng đầu dò radar R-40R, tên lửa hồng ngoại R-40T. Trong chiến tranh hiện đại MiG-25 đã từng bắn hạ cả F-18 của Mỹ trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991. thậm chí trong chiến tranh vùng Vịnh một chiếc MiG-25PD của Iraq, sau khi tránh né 8 chiếc F-15 của Không quân Mỹ đã bắn 3 tên lửa vào máy bay tác chiến điện tử EF-111 Raven, khiến Raven phải từ bỏ nhiệm vụ của mình. Điều này có thể dẫn đến việc mất một chiếc F-15 do bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không, vì thiếu gây nhiễu điện tử. Thậm chí nhiều lần chạm chán với F-15, tuy không hạ được loại máy bay cũa Mỹ này, nhưng nhiều lúc F-15 đành bất lực trong việc triệt hạ MiG-25 đơn giản chỉ vì tốc độ của loại máy bay do Liên Xô sản xuất bay quá nhanh. Sau khi sụp đổ, nhiều máy bay MiG-25 đã được không quân Iraq vùi vào trong cát để che dấu, dĩ nhiên sau khi phủi bụi cát những chiếc máy bay này cũng không thể hoạt động trở lại được nữa.

MiG-25, con quái vật về tốc độ trên bầu trời khiến Mỹ và NATO cực kỳ bất an, sỡ dĩ nhiều lần cho tiêm kích lên đón lõng đánh chặn nhưng đều bị MiG-25 cho ngửi khói.

Mikoyan-Gurevich MiG-25 (tiếng Nga: МиГ-25) (tên ký hiệu của NATO: "Foxbat") là một máy bay tiêm kích đánh chặn, trinh sát và ném bom siêu thanh, được thiết kế bởi Phòng thiết kế Mikoyan-Gurevich của Liên Xô. Mẫu đầu tiên chế tạo thử nghiệm bay vào năm 1964, sau đó đi phục vụ vào năm 1970.

Với tốc độ tối đa là Mach 3.2, một rada cực mạnh và 4 tên lửa không đối không, Foxbat lúc mới xuất hiện đã khiến nhiều nhà phân tích và chuyên gia quân sự Phương Tây phải hốt hoảng.

Chiếc máy bay này có nhiều tính năng chưa được tìm ra cho đến khi phi công Liên Xô Viktor Belenko lái chiếc MiG-25 của anh ta đào tẩu sang Nhật Bản vào năm 1976.

MiG-25 có chiều dài 19,7m, sải cánh 14m,chiều cao 6,1m.

MiG-25 sử 2 động cơTumansky R-15B-300, lực đẩy 73.5 kN (16.524 lbf), 100.1 kN (22.494 lbf) với nhiên liệu phụ trội

Chúng cho vận tốc tối đa lên tới Mach 3.2 tức 3.490km/h, tuy nhiên phi công được cảnh báo không lên bay quá vận tốc Mach 2.83 nếu như không muốn sau khi hạ cánh phải thay ngay động cơ.

Vũ khí chủ yếu của MiG-25 là các tên lửa không đối không sử dụng đầu dò radar R-40R, tên lửa hồng ngoại R-40T. Trong chiến tranh hiện đại MiG-25 đã từng bắn hạ cả F-18 của Mỹ trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991.

thậm chí trong chiến tranh vùng Vịnh một chiếc MiG-25PD của Iraq, sau khi tránh né 8 chiếc F-15 của Không quân Mỹ đã bắn 3 tên lửa vào máy bay tác chiến điện tử EF-111 Raven, khiến Raven phải từ bỏ nhiệm vụ của mình. Điều này có thể dẫn đến việc mất một chiếc F-15 do bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không, vì thiếu gây nhiễu điện tử.

Thậm chí nhiều lần chạm chán với F-15, tuy không hạ được loại máy bay cũa Mỹ này, nhưng nhiều lúc F-15 đành bất lực trong việc triệt hạ MiG-25 đơn giản chỉ vì tốc độ của loại máy bay do Liên Xô sản xuất bay quá nhanh.

Sau khi sụp đổ, nhiều máy bay MiG-25 đã được không quân Iraq vùi vào trong cát để che dấu, dĩ nhiên sau khi phủi bụi cát những chiếc máy bay này cũng không thể hoạt động trở lại được nữa.

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/bong-ma-toc-do-cua-lien-xo-khien-my-va-nato-mat-an-mat-ngu/731318.antd