Bụi bặm có thể giúp con người chống dị ứng?

Chẳng lẽ sạch sẽ quá lại không phải là một điều tốt? Nhưng thực tế cho thấy, những đứa trẻ lấm lem lại thường khỏe mạnh và ít dị ứng hơn những em bé sạch sẽ thơm phức.

Những đứa trẻ sinh ra ở Châu Á có khả năng không mắc các chứng bệnh dị ứng hạt.

Dị ứng ngày càng nổi lên như một loại dịch bệnh tại các nước phát triển. Trong một nghiên cứu mới đây cho 57 000 trẻ em 5 tuổi ở Australia, các nhà khoa học kết luận là môi trường mà trẻ em lớn lên đóng vai trò đáng kể tới nguy cơ phát triển bệnh dị ứng các loại hạt.

Nghiên cứu này được tiến hành ở bang Victoria, nơi tập trung lớn của những người di cư từ Trung Quốc. Các nhà khoa học thấy rằng, những người được sinh ra ở châu Á sau đó chuyển tới Australia sống dường như có khả năng tự bảo vệ hoàn hảo để chống lại chứng bệnh dị ứng các loại hạt. Tuy nhiên, trẻ em gốc Á nhưng sinh ra ở Australia lại có khả năng mắc chứng bệnh này cao gấp 3 lần so với những trẻ khác.

Nhà nghiên cứu Katie Allen của Viện Nghiên cứu trẻ em Murdoch.

Nhà nghiên cứu Katie Allen của Viện Nghiên cứu trẻ em Murdoch nhận xét rằng phát hiện này cho thấy người châu Á có nguy cơ cao bị mắc bệnh dị ứng thực phẩm nguyên nhân do di truyền, và cho thấy bằng chứng chắc chắn rằng có một điều gì đó trong môi trường sống đã điều khiển căn bệnh này.

Trong phát biểu tại Đại hội Quốc tế Miễn dịch học tại Melbourne vào ngày 22/8, bà đã nói: "Chúng tôi nhận thấy rằng những đứa trẻ lớn lên ở các nước đang phát triển đang được bảo vệ khỏi bệnh dị ứng, trong khi trẻ em lớn lên ở các nước phát triển lại có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn rất nhiều. Chúng tôi tự hỏi liệu môi trường sống ở châu Á đã bằng cách nào kích hoạt hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ nhỏ để chống lại các bệnh truyền nhiễm vốn tràn lan ở đó? Trong khi ở Australia hoặc một nước phát triển khác, họ lại ít kích hoạt được hệ thống này và kết quả là khiến nguy cơ mắc dị ứng của họ cao hẳn lên."

Một nghiên cứu khác được trình bày tại Đại hội diễn ra trong 6 ngày - sự kiện toàn cầu lớn nhất trong lĩnh vực và được tổ chức ba năm một lần – đã cung cấp thêm bằng chứng về việc môi trường sống đóng vai trò trong việc mắc các bệnh dị ứng, hoặc được các nhà nghiên cứu gọi là "giả thuyết vệ sinh".

GS. Hamida Hammad đến từ Viện Khoa học sự sống VIB và Đại học Ghent.

Theo một nghiên cứu của các hà khoa học Bỉ trên 2 000 trẻ em lớn lên tại trang trại ở Đức và Thụy Sĩ cho thấy, có một mối quan hệ nhân quả giữa việc tiếp xúc với bụi đất tại các trang trại với sự bảo vệ chống lại bệnh hen suyễn và dị ứng.

GS. Hamida Hammad đến từ Viện Khoa học sự sống VIB và Đại học Ghent, nhà nghiên cứu chính của nhóm khoa học gia trên cho biết: “Những gì chúng tôi đã tìm thấy là khi trẻ em được tiếp xúc với bụi bặm, sẽ khiến cơ thể chúng phát triển một loại protein đặc biệt gọi là A20, có vai trò quan trọng để tạo ra hệ miễn dịch".

Những người mắc bệnh dị ứng và hen suyễn đều hiển thị cho thấy có sự thiếu hụt của số lượng protein A20. Cô Hammad giải thích đối với trường hợp một số trẻ khác ở các trang trại vẫn mắc dị ứng là do biến thể di truyền của gen A20 khiến những protein này bị báo hỏng.

Cô nhận xét: "Trẻ em, từ khoảng 2 tuổi, cần phải được tiếp xúc với môi trường sống đa dạng bao gồm cả bụi bặm lẫn côn trùng. Việc này sẽ giúp các tế bào phổi của các em tăng xuất các protein A20 trong cấu trúc.”

Giáo sư Mark LARCHE đến từ Đại học McMaster ở Canada, người đã trình trước Đại hội nghiên cứu của ông về một loại vắc xin mới chống lại bệnh dị ứng mèo, tin rằng trẻ em đang lớn lên trong một môi trường quá sạch sẽ khiến hệ thống miễn dịch của chúng không có những chất để “học” được cách tấn công và loại bỏ những yếu tố ngoại lai.

Tiếp xúc với bụi bặm thông qua các trò chơi sẽ khiến trẻ em tránh được bệnh dị ứng.

Theo nghiên cứu của Allen, từng được đăng tải trên Tạp chí Lâm sàng và kiểm nghiệm dị ứng số tháng 4/2016, có 3,4% trẻ em sống tại các đô thị ở bang Victoria mắc bệnh dị ứng hạt, so với 2,4% ở các khu vực phi đô thị. Allen cho rằng đằng sau "giả thuyết vệ sinh" này chính lý do quan trọng tại sao Melbourne được mệnh danh là "thủ đô dị ứng thực phẩm của thế giới".

"Tiếp xúc với vi khuẩn một cách đúng đắn như ra ngoài chơi đất cát, đi dạo với chó hay đi đến trang trại là những hình thức kích hoạt hệ miễn dịch nhưng tiếc thay lại là điều khó được trong môi trường bê tông hóa của Melbourne", Allen nói.

Yếu tố quan trọng thứ hai theo cô là "giả thuyết vitamin D": Các nghiên cứu trước đây cho thấy trẻ em bị dị ứng thực phẩm có nhiều khả năng bị thiếu vitamin D. Và cáng sống xa vùng xích đạo thì nguy cơ dị ứng thực phẩm càng cao. Ỷ vào vị trí địa lý của mình, Australia là quốc gia phát triển duy nhất không có chiến lược bổ sung hay cung cấp các loại thực phẩm chứa vitamin D, điều này chính là nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt vitamin ở trẻ em ở đây.

Một yếu tố khác trong việc ngăn ngừa bệnh dị ứng ở trẻ em là phương pháp nuôi trẻ giai đoạn ăn dặm.

Yếu tố thứ ba và cũng là cuối cùng là cách cho trẻ nhỏ ăn dặm. Allen nói: "Hiện các hướng dẫn nuôi trẻ mới của Australia cũng như toàn thế giới là chúng ta đừng kiêng khem việc bổ sung những thực phẩm quan trọng như lạc (đậu phộng) hay sữa bò trong khẩu phần ăn của trẻ nhỏ. Trẻ em cần được sớm cho ăn những thực phẩm này ngay khi qua giai đoạn bú sữa, khoảng từ 6 tháng tuổi – nhưng không được trước 4 tháng tuổi”.

Vậy kết luận lại là tất cả trẻ em nên cho lăn lộn trong bụi bẩn để tăng cường sức khỏe? Tại châu Âu, GS. Hammad cho biết, người dân đã bắt đầu xây dựng các trung tâm chăm sóc ban ngày ở các trang trại để những trẻ em dưới 2 tuổi được thường xuyên tiếp xúc với cỏ khô, gia súc nhằm kích thích hệ miễn dịch hoạt động.

Allen nói: "Lăn lê và bẩn thỉu chỉ là một cách nhìn nhận đơn giản, bởi chúng tôi muốn hướng tới mục tiêu xác định chứ không phải để trẻ bị mắc chứng nhiễm trùng chết người. Chúng tôi muốn các cháu tiếp xúc với những vật này một cách tích cực. Như việc lăn lê trong đống rơm khô là biện pháp đúng nhưng chúng tôi sẽ tiến hành chúng một cách nhất quán theo đúng chuẩn và an toàn.

MINH MINH (theo SCMP)

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video:

Nguồn ĐS&PL: http://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/bui-bam-co-the-giup-con-nguoi-chong-di-ung-a159782.html