Bùng nổ cho vay mua ô tô tại Trung Quốc, rủi ro vỡ nợ tiềm ẩn cao

Các bà nội trợ, những người gửi tiết kiệm truyền thống Trung Quốc vốn có ác cảm với việc vay nợ lại đang nhanh chóng chuyển sang ý tưởng vay mượn để mua ô tô.

Những nhà sản xuất ô tô nước này đang tiếp tục đẩy mạnh cho vay tiêu dụng để tăng doanh thu và lợi nhuận trong một thị trường ngày càng cạnh tranh.

Theo các nhà phân tích từ Sanford C. Bernstein và Deloitte, gần 30% người mua xe Trung Quốc đã sử dụng hình thức tín dụng trong năm ngoái, tăng 18% so với năm 2013, điều này giúp phục hồi thị trường xe hơi trong bối cảnh tăng trưởng chậm của năm 2015.

Đó cũng là tin tức tốt lành cho chính phủ Trung Quốc khi họ đang muốn dân chúng tiêu dùng nhiều hơn để chuyển đổi nền kinh tế ra khỏi những phụ thuộc vào đầu tư và công nghiệp nặng.

Wang Danian – một người dân Bắc Kinh cho biết ông có kế hoạch mua chiếc xe đầu tiên của ông bằng hình thức tín dụng tiêu dùng, và cho rằng đó là một hình thức sử dụng rất thông minh.

"Tôi có thể sử dụng tiền mặt của tôi để làm những việc khác", một người đàn ông cho biết khi nhìn vào một chiếc xe thể thao đa dụng FAW Besturn x80. "Nếu tôi sử dụng tất cả tiền tiết kiệm của tôi cùng một lúc để mua một chiếc xe, và sau đó có chuyện gì xảy ra, tôi không thể quản lý được các rủi ro của mình."

Sáu người tiêu dùng được phỏng vấn của Reuters cho biết tất cả họ sẽ xem xét sử dụng hình thức vay vốn, bởi chúng rất thu hút với những khoản lệ phí và lãi suất thấp, một nửa nói rằng họ muốn mua xe bằng hình thức tín dụng và tiết kiệm tiền cho các mục đích khác.

"Tôi ước tính sau khi các nhà sản xuất đưa ra các gói lãi suất thấp, khoảng 30% người mua xe tiềm năng sẽ chuyển từ hình thức tiền mặt sang tín dụng tiêu dùng", một nhân viên bán hàng tại một đại lý Volkswagen tại tỉnh Giang Tô phía đông của Trung Quốc cho biết.

Vẫn còn là quá xa so với tỷ lệ 80% các khoản mua xe qua hình thức tín dụng tại Hoa Kỳ. nhưng Deloitte dự đoán Trung Quốc sẽ chạm 50% vào năm 2020.

Sản xuất ô tô toàn cầu đã phải vật lộn để khuyến khích xu hướng này trong một thời gian; Volkswagen thành lập chi nhánh tài chính của mình trong năm 2004, nhưng đã được tổ chức lại theo các quy định nghiêm ngặt về bảo lãnh vay vốn và chứng minh nguồn vốn.

Khi chính phủ dần dần nới lỏng những hạn chế trong 7 hay 8 năm qua, vay mua đã tăng trưởng mạnh hơn, Mercedes nói rằng hơn 30% số xe của hãng tại Trung Quốc hiện nay được mua qua hình thức tín dụng, và tăng trưởng 31% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 7.

Thị trường ô tô của Trung Quốc đã rất khó khăn trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong 25 năm và thị trường chứng khoán nhiều hỗn độn năm qua, nhưng cuối cùng cũng có sự hồi phục vào tháng 10 khi chính phủ cắt giảm thuế đối với dòng xe nhỏ hơn. Đến tháng 7 vừa rồi, doanh số bán xe đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong vòng ba năm rưỡi.

"Trong khi giảm thuế của chính phủ là lời giải thích rõ ràng nhất cho sự phục hồi về doanh số bán xe của Trung Quốc vào cuối năm 2015, tăng vọt các khoản cho vay tài chính tự động thì một điều ít được quan tâm đó là sự bùng nổ của tín dụng đi kèm", một chuyên gia tài chính cho hay.

Rủi ro vỡ nợ

Nhiều nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã nhảy vào thị trường cho vay, trong đó Guangzhou Automobile Group và Geely, 2 công ty sản xuất lớn đã thành lập công ty tài chính.

Một số nhà sản xuất ôtô Trung Quốc khác cũng cho thấy những tác động đáng kể của hoạt động tài chính trên Báo cáo của họ 6 tháng đầu năm 2016.

SAIC Motor Corp, hãng xe lớn nhất của Trung Quốc, cho biết dòng tiền thuần từ hoạt động của công ty đã giảm 16,6 tỷ nhân dân tệ (2,5 tỷ $) so với cùng kỳ năm trước, khi tiền được chuyển cho đối tác cho vay tài chính tiêu dùng của mình.

Dongfeng Motor Group tương tự cũng cho biết đã giảm 3,6 tỉ nhân dân tệ dòng tiền ròng trong năm do gia tăng các khoản cho vay và phải thu của công ty tài chính của mình.

Great Wall Motor ghi nhận mức tăng 140% trong thu nhập lãi, chủ yếu là do công ty con về tài chính của mình.

BYD, được hỗ trợ bởi tập đoàn Berkshire Hathaway của Warren Buffett cho biết, 13,6% doanh số bán hàng của họ thực hiện qua tín dụng tiêu dung và thu nhập tài chính đã được đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của họ.

Kiểm soát rủi ro vỡ nợ đối với các khoản vay có thể vô cùng khó khăn ở Trung Quốc, bởi ở đây không có một hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân đủ tin cậy so với Hoa Kỳ.

"Bạn không thể dành một tháng để điều tra một người và sau đó cuối cùng bạn chỉ cho vay 100.000 nhân dân tệ", Yale Zhang, giám đốc quản lý của tư vấn Automotive Foresight ở Thượng Hải cho biết.

Điều đó đã từng gây rắc rối cho ngành ô tô Trung Quốc khi trước đó họ đã cố gắng để đẩy mạnh doanh số bán xe thông qua các khoản vay sau khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1990. Nhưng rồi việc thiếu một cơ chế kiểm soát rủi ro đã dẫn đến vỡ nợ hàng loạt và Chính Phủ đã phải áp dụng chiến dịch đàn áp vào giữa những năm 2000.

Trang thương mại điện tử khổng lồ Trung Quốc Alibaba, năm ngoái đã ký thỏa thuận hợp tác với công ty ô tô dịch vụ Yongda, cho biết nó có thể giải quyết rủi ro này nhờ vào '’dữ liệu lớn "mà nó có về khách hàng của mình, bao gồm cả hồ sơ tín dụng.

Cổng thông tin tự động của trang web cung cấp dịch vụ "cho vay mua ô tô ngay lập tức", và có thể phê duyệt các khoản vay trong ít nhất là 20 giây, một phát ngôn viên cho biết.

Nguồn NDH: http://ndh.vn/bung-no-cho-vay-mua-o-to-tai-trung-quoc-rui-ro-vo-no-tiem-an-cao-20160907114714727p145c153.news