Bùng nổ sản phẩm dinh dưỡng ăn kiêng

PN - Theo điều tra mới đây của Viện Dinh dưỡng VN, tại VN hiện có hơn 4,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường.

Bên cạnh đó, tình trạng thừa cân, béo phì, đặc biệt là ở các thành phố lớn, cũng rất đáng lo ngại với tỷ lệ lên đến 18,5%. Liên quan đến tình trạng này là do chế độ dinh dưỡng; chính vì thế, đây cũng là nguyên nhân khiến các sản phẩm (SP) dinh dưỡng dành cho người ăn kiêng (DDĂK) trở thành một thị trường đầy tiềm năng. Sản phẩm dinh dưỡng dành cho người ăn kiêng có một thị trường đầy tiềm năng - Ảnh: P.Huy Cung chạy theo cầu Nếu trước đây, SP DDĂK chỉ có mặt ở trung tâm dinh dưỡng và các bệnh viện, với chỉ có các SP tập trung vào sữa và đường thì nay đã xuất hiện ở hầu hết các siêu thị, cửa hàng bán lẻ… Chủng loại cũng hết sức đa dạng, từ bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm, đường… Chỉ tính riêng bánh đã có cả chục loại như bánh bông lan, bánh quy, bánh lạt, bánh đậu… Nhu cầu khá cao nên các hệ thống siêu thị Co.op Mart, Citimart… đều có quầy riêng bày bán SP DDĂK. Nguồn hàng cũng không còn là SP ngoại nhập mà có sự tham gia của nhiều công ty trong nước, mỗi công ty có dòng SP riêng như Bibica, Kinh Đô tập trung các chủng loại bánh kẹo, Tân Hiệp Phát đi vào công nghệ sản xuất nước giải khát giảm béo. Công ty đường Biên Hòa, Công ty Kỹ nghệ bột mì chuyên về SP đường ĂK… Mới đây, lần đầu tiên Công ty Thực phẩm dinh dưỡng miền Nam (SoniFood) đã đưa ra thị trường những bộ SP đa chủng loại, hương vị dành cho người ĂK và người mắc bệnh đái tháo đường thương hiệu Resoni, gồm bánh, kẹo, thức uống ngũ cốc, cà phê hòa tan... Xu thế ĂK cũng tràn ngập mùa Trung thu hằng năm. Năm nay, hầu như cơ sở sản xuất nào cũng nhắm đến thị trường bánh ĂK khi sử dụng đường isomalt, sucralose, ifomait (loại đường tự nhiên, có chỉ số đường huyết thấp) thay cho loại đường saccharose (đường mía) thông dụng, cho các loại bánh từ mặn đến ngọt. Ông Huỳnh Hữu Tuấn – quản lý Citimart Chu Văn An cho biết, doanh thu cho dòng SP DDĂK tăng trưởng rất nhanh, dù giá SP cao gấp đôi hoặc gấp ba so với SP thông thường. Chẳng hạn: sữa bột ăn kiêng Glucerna giá 363.000đ/hộp 900g; đường kiêng Isulin 37.800đ/hộp 25 gói; bánh quy Leibniz giá 45.000đ/gói; bánh ĂK làm bằng lúa mạch Garden (Hồng Kông) 27.000đ/hộp... Tù mù thông tin Theo BS dinh dưỡng Huỳnh Phương Thượng Vũ (Quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM), thực phẩm ĂK có nhiều loại: dành cho người giảm cân, dành cho người tiểu đường, cho người giảm cholesterol trong máu; mỗi loại có thành phần dinh dưỡng hợp lý riêng. Cụ thể, người giảm cân chỉ hạn chế calo nhưng vẫn có thể sử dụng loại đường bình thường, không cần phải tuyệt giao với chất béo; cho người tiểu đường thì hạn chế tăng đường huyết sau ăn... Thực tế, không ít SP không thông tin đầy đủ hàm lượng mà chỉ ghi chung chung nên đối tượng sử dụng rất mơ hồ. Đặc biệt là mặt hàng bánh Trung thu. Ngoài một vài nhãn hiệu có đưa ra công thức chính xác, còn thì hầu như chỉ sản xuất theo công thức truyền thống. Theo đó, bánh ĂK chủ yếu nhà sản xuất sử dụng đường ĂK isomalt, ifomait… còn các thành phần kết hợp như trứng, đậu, thịt, vi cá… có… kiêng hay không, không thấy nói đến. PGS-TS Nguyễn Thị Lâm - Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng VN cho biết, chỉ số đường huyết của thực phẩm không tính trước được do sự phức hợp của thành phần glucid, phụ thuộc vào thành phần chất xơ, quá trình chế biến, tỷ số giữa amilo và amilopectin… Vì thế, thực phẩm ĂK dành cho người tiểu đường có thể dùng cho người muốn ĂK giảm béo, nhưng không thể dùng ngược lại. Cách quảng cáo và công bố chung chung mà không có chứng minh khoa học có thể có hại cho người tiêu dùng. Người ĂK bệnh lý phải có chế độ dinh dưỡng đặc biệt, nếu sử dụng thực phẩm ĂK mà không hiểu biết, có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng vi chất. Ví dụ: người có cholesterol cao hạn chế béo, người bệnh thận, có những giai đoạn phải kiêng muối nhưng người sản xuất không công bố hàm lượng, người sử dụng sẽ không có cơ sở để tính. Tại các cửa hàng thực phẩm trên đường Nguyễn Tri Phương, Q.5, có nhiều loại kẹo ngoại nhập (ghi Hồng Kông), bao bì ghi toàn tiếng Hoa, không thấy có dữ liệu thành phần. Tương tự, một loại nước trái cây quảng cáo dành cho người bệnh tiểu đường, có hàm lượng calo thấp với bảng liệt kê các thành phần trong đó có chất tạo ngọt tổng hợp. Chất tạo ngọt tổng hợp này là gì? Liệu có nằm trong danh mục cấm? Tương tự, SP nước yến X là “Nước uống bổ dưỡng dành cho người ĂK” nhưng chỉ liệt kê thành phần gồm 26 chất (kể cả các loại khoáng chất) mà không có thông tin gì thêm. Hay loại cà phê ĂK chỉ có thông tin SP đơn giản gồm đường isomalt, bột kem, cà phê…; trong khi, nếu dành cho người ĂK thuần túy thì thành phần của cà phê chỉ có một phần rất nhỏ hương cà phê tạo mùi, còn các loại khác thì cũng phải ở mức hạn chế. Mặt khác, nhìn chung các SP ĂK đều không có khuyến cáo chống chỉ định Song Nam

Nguồn Phụ Nữ TP.HCM: http://www.phunuonline.com.vn/suckhoe-dinhduong/2010/Pages/bung-no-san-pham-dinh-duong-an-kieng.aspx