Các bên không bước qua 'ranh giới đỏ', bán đảo Triều Tiên vẫn sẽ bình yên

Triều Tiên phóng tên lửa, Mỹ điều vũ khí khủng và Nhật Bản, Hàn Quốc lên tiếng phản đối. Dường như tất cả đã thành một "kịch bản" dựng sẵn, tuy nhiên nhiều nhà quan sát cho rằng, sau tất cả bán đảo Triều Tiên sẽ vẫn bình yên.

Triều Tiên liên tục phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo, lần nào Mỹ cũng lo triển khai vũ khí khủng răn đe, Hàn Quốc và Nhật Bản thì nhóm họp khẩn cấp, thậm chí tập trận phản đối, nhưng nhiều nhà quan sát nhận định, tình hình trên bán đảo Triều Tiên vẫn sẽ ổn định. Tên lửa Triều Tiên phóng đi, máy bay ném bom chiến lược Mỹ bay ngang qua... đây gần như là một chu trình diễn ra trong suốt thời gian qua, các bên đều có những tuyên bố cứng rắn đe dọa nhau, nhưng trên hết họ vẫn hiểu giới hạn đỏ để không bước qua. Bình Nhưỡng vẫn cho thấy rằng họ không hề nhún nhường trước Mỹ, tuy nhiên hành động của họ chỉ là thử tên lửa, chứ không thử hạt nhân. Nếu thử hạt nhân, đây được coi là giới hạn đỏ thì lại là chuyện khác. Có nhiều đồn đoán cho rằng các dịp đặc biệt có thể Bình Nhưỡng thử hạt nhân, nhưng họ chọn giải pháp thử tên lửa. Giải pháp này một mặt vẫn cho thấy quan điểm cứng rắn của họ, mặt khác an toàn hơn trước nguy cơ bị tấn công phủ đầu. Triều Tiên hiểu vị thế của họ, nếu thử hạt nhân, điều mà Liên Hợp Quốc cấm, họ sẽ bị tấn công. Với sức mạnh vượt trội của Mỹ, có thể Triều Tiên sẽ chịu tổn thất nặng nề. Các tên lửa của Triều Tiên mạnh mẽ, nhưng lại không đủ gây ra nguy cơ tàn phá cho lãnh thổ Mỹ, các quốc gia lân cận như Hàn Quốc và Nhật Bản Chính quyền Hàn Quốc cũng có những phản ứng quyết liệt việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa, họ đã có những cuộc tập trận chung để phản đối. Tuy nhiên Hàn Quốc cũng hiểu pháo binh Triều Tiên rất đáng sợ, nếu xung đột trên diện rộng, thủ đô nước này sẽ biến thành tro bụi trong vài tiếng. Nắm được điều này, Triều Tiên được dự đoán sẽ còn phóng thêm tên lửa để phô trương sức mạnh, nhưng sẽ hạn chế hoặc không thử nghiệm hạt nhân để tránh vấn đề leo thang biến thành chiến tranh. Phản ứng của Mỹ có thể vẫn như cũ như triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn tầm cao THAAD tới Hàn Quốc. Triển khai dày đặc các hệ thống phòng không Patriot xung quanh căn cứ của mình tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Điều các chiến đấu cơ ném bom tầm xa B-1B lancer bay tới bán đảo Triều Tiên. Những cuộc tập trận rầm rộ có tính chất răn đe. Triển khai thêm tàu khu trục, nhưng cũng sẽ chỉ dừng lại ở đe dọa và không tấn công phủ đầu. Mỹ thừa hiểu cuộc chiến với Triều Tiên sẽ đầy cam go và nguy hiểm. Có thể họ sẽ chạm mặt lực lượng quân "tình nguyện" Trung Quốc. Cho dù Bắc Kinh và Bình Nhưỡng có nhiều bất hòa, nhưng Trung Quốc sẽ vẫn bảo vệ Triều Tiên. Bên kia là một nước Nga với quân đội hùng hậu, chắc chắn họ không đứng nhìn Mỹ chiếm cửa ngõ phía đông nước này. Nga và Triều Tiên vốn có mối quan hệ nồng thắm trong những năm gần đây. Nắm được các mấu chốt trên, ông Kim Jong-un sẽ vẫn tiếp tục triển khai các vụ thử tên lửa tầm trung, tầm cao, nhưng sẽ cân nhắc thử hạt nhân, ông hiểu hậu quả sẽ thảm khốc. Vì thế, giới chuyên gia nhận định, các hành động phóng tên lửa và triển khai vũ khí của các bên sẽ tiếp tục lặp đi lặp lại, nhưng để xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện trên bán đảo này là ít có khả năng. Vì thế bán đảo sẽ vẫn bình yên bất chấp Bình Nhưỡng phóng tên lửa và Mỹ điều chuyển vũ khí tới đây.

Triều Tiên liên tục phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo, lần nào Mỹ cũng lo triển khai vũ khí khủng răn đe, Hàn Quốc và Nhật Bản thì nhóm họp khẩn cấp, thậm chí tập trận phản đối, nhưng nhiều nhà quan sát nhận định, tình hình trên bán đảo Triều Tiên vẫn sẽ ổn định.

Tên lửa Triều Tiên phóng đi, máy bay ném bom chiến lược Mỹ bay ngang qua... đây gần như là một chu trình diễn ra trong suốt thời gian qua, các bên đều có những tuyên bố cứng rắn đe dọa nhau, nhưng trên hết họ vẫn hiểu giới hạn đỏ để không bước qua.

Bình Nhưỡng vẫn cho thấy rằng họ không hề nhún nhường trước Mỹ, tuy nhiên hành động của họ chỉ là thử tên lửa, chứ không thử hạt nhân. Nếu thử hạt nhân, đây được coi là giới hạn đỏ thì lại là chuyện khác.

Có nhiều đồn đoán cho rằng các dịp đặc biệt có thể Bình Nhưỡng thử hạt nhân, nhưng họ chọn giải pháp thử tên lửa. Giải pháp này một mặt vẫn cho thấy quan điểm cứng rắn của họ, mặt khác an toàn hơn trước nguy cơ bị tấn công phủ đầu.

Triều Tiên hiểu vị thế của họ, nếu thử hạt nhân, điều mà Liên Hợp Quốc cấm, họ sẽ bị tấn công. Với sức mạnh vượt trội của Mỹ, có thể Triều Tiên sẽ chịu tổn thất nặng nề.

Các tên lửa của Triều Tiên mạnh mẽ, nhưng lại không đủ gây ra nguy cơ tàn phá cho lãnh thổ Mỹ, các quốc gia lân cận như Hàn Quốc và Nhật Bản

Chính quyền Hàn Quốc cũng có những phản ứng quyết liệt việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa, họ đã có những cuộc tập trận chung để phản đối. Tuy nhiên Hàn Quốc cũng hiểu pháo binh Triều Tiên rất đáng sợ, nếu xung đột trên diện rộng, thủ đô nước này sẽ biến thành tro bụi trong vài tiếng.

Nắm được điều này, Triều Tiên được dự đoán sẽ còn phóng thêm tên lửa để phô trương sức mạnh, nhưng sẽ hạn chế hoặc không thử nghiệm hạt nhân để tránh vấn đề leo thang biến thành chiến tranh.

Phản ứng của Mỹ có thể vẫn như cũ như triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn tầm cao THAAD tới Hàn Quốc.

Triển khai dày đặc các hệ thống phòng không Patriot xung quanh căn cứ của mình tại Hàn Quốc và Nhật Bản.

Điều các chiến đấu cơ ném bom tầm xa B-1B lancer bay tới bán đảo Triều Tiên.

Những cuộc tập trận rầm rộ có tính chất răn đe.

Triển khai thêm tàu khu trục, nhưng cũng sẽ chỉ dừng lại ở đe dọa và không tấn công phủ đầu. Mỹ thừa hiểu cuộc chiến với Triều Tiên sẽ đầy cam go và nguy hiểm.

Có thể họ sẽ chạm mặt lực lượng quân "tình nguyện" Trung Quốc. Cho dù Bắc Kinh và Bình Nhưỡng có nhiều bất hòa, nhưng Trung Quốc sẽ vẫn bảo vệ Triều Tiên.

Bên kia là một nước Nga với quân đội hùng hậu, chắc chắn họ không đứng nhìn Mỹ chiếm cửa ngõ phía đông nước này. Nga và Triều Tiên vốn có mối quan hệ nồng thắm trong những năm gần đây.

Nắm được các mấu chốt trên, ông Kim Jong-un sẽ vẫn tiếp tục triển khai các vụ thử tên lửa tầm trung, tầm cao, nhưng sẽ cân nhắc thử hạt nhân, ông hiểu hậu quả sẽ thảm khốc.

Vì thế, giới chuyên gia nhận định, các hành động phóng tên lửa và triển khai vũ khí của các bên sẽ tiếp tục lặp đi lặp lại, nhưng để xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện trên bán đảo này là ít có khả năng. Vì thế bán đảo sẽ vẫn bình yên bất chấp Bình Nhưỡng phóng tên lửa và Mỹ điều chuyển vũ khí tới đây.

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-gioi/cac-ben-khong-buoc-qua-ranh-gioi-do-ban-dao-trieu-tien-van-se-binh-yen/736496.antd