Các doanh nghiệp FDI nên coi thành công của doanh nghiệp Việt là thành công của chính mình

Chính phủ Việt Nam luôn coi thành công của cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (DN FDI) là thành công của chính mình. Tuy nhiên, các DN FDI cũng nên coi thành công của DN Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung là thành công của mình.

Chính phủ luôn lắng nghe các ý kiến đóng góp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh điều này tại Diễn đàn Doanh nghiệp giữa kỳ 2017 (BVF) ngày 16/6.

Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ hoan ngênh và cảm ơn các ý kiến đóng góp tại Diễn đàn DN giữa kỳ 2017. Diễn đàn năm nay được tổ chức trong bối cảnh như Hội nghị trung ương đảng lần thứ 5 ban hành Nghị quyết tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách DNNN và phát triển kinh tế tư nhân thành động lực phát triển kinh tế Việt Nam.

Về phía Quốc hội vừa thông qua Luật Hỗ trợ DNNVV. Cũng như, các chuyên thăm của lãnh đạo cấp cao Đảng Nhà nước Việt Nam đến Hoa Kỳ, Nhật Bản, sắp tới là Nga... Điều này tạo cơ hội gia tăng quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư với các nền kinh tế trên thế giới...

Ghi nhận các ý kiến đã phát biểu và phản hồi từ phía các bộ ngành là khá đầy đủ trước những băn khoăn vướng mắc. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số nội dung.

Cụ thể, về hội nhập quốc tế của Việt Nam, Phó Thủ tướng khẳng định lại, Việt Nam sẽ tiếp tục hội nhập quốc tế, trong đó lấy hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, nhất quán. "Chúng tôi đang đàm phán kí nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với tiêu chuẩn cao không chỉ đầu tư mà còn mua sắm công, DNNN... Chúng tôi đang nỗ lực hoàn thiện thể chế kinh tế trong nước, đây là chủ trương nhất quán dù có hay không có một vài FTA, điều đó không ngăn cản Việt Nam tiếp tục quá trình này.

Để tạo thuận lợi cho cộng đồng DN, Phó Thủ tướng đồng tình với ý kiến Chính phủ Việt Nam đang đi theo cách là xây dựng, hoàn thiện, môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam, để nó thông thoáng, minh bạch cho tất cả các loại hình DN.

Chính phủ đang trỉen khai quyết liệt Nghị quyết 19 và 35, thời gian tới sẽ sớm bán hành các nghị định hướng dẫn Luật DNNVV nhằm hỗ trợ có mục tiêu theo các nguyên tắc thị trường cho các DNNVV, tập trung các mục tiêu hoàn thiện, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp...

Tiếp đó, các lĩnh vực tạo thuận lợi thương mại, Chính phủ đã kiện toàn Ủy ban tạo thuận lợi thương mại quốc gia trên cơ sở hợp nhất Ủy ban môt cửa ASEAN với Ủy ban tạo thuận lợi thương mại. "Chúng tôi phấn đấu đến năm 2018, sẽ đưa 80% các thủ tục hành chính lên Cổng thông tin điện tử một cửa ASEAN, tích cực chỉ đạo bộ ngành rà soát, sửa đổi 73 thủ tục kiểm tra chuyên ngành của hải quan để tạo thuận lợi cho các DN", Phó Thủ tướng cho biết và nói thêm tuần tới, sẽ làm việc với Ngân hàng Thế giới để tạo thuận lợi thương mại và phát triển logictics.

Đồng thời, Chính phủ sẽ tập trung tháo gỡ vướng mắc, hoàn thiện các loại thị trường đẻ các DN thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển: hàng hóa dịch vụ, vốn, chứng khoán, tài chính, KHCN, bất động sản....

"Chính phủ đang đẩy nhanh tái cơ cấu kinh tế nâng cao chất lượng tăng trưởng, ngoài 3 trọng tâm tái cơ cấu, bây giờ nhấn mạnh thêm 2 trọng tâm. Cụ thể, ngoài DNNN, hệ thống tài chính ngân hàng, đầu tư công, Chính phủ nhấn mạnh tái cơ cấu thu chi ngân sách, đơn vị sự nghiệp công", Phó Thủ tướng cho biết.

Đặc biệt, liên quan tới thu hút và kết nối FDI với DN trong nước, Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ luôn lắng nghe các ý kiến đóng góp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. "Chúng tôi đánh giá cao vềmột số ý kiến tập trung hiến kế với Chính phủ. Tôi thẳng thắn đánh giá các ý kiến liên quan tới lĩnh vực này còn ít dù đây là diễn đàn chủ đề năm nay của chúng ta".

Trước thực trạng đó, Phó Thủ tướng khẳng định lại quan điểm của Chính phủ, đó là Chính phủ luôn coi DN FDI là bộ phận hữu cơ hết sức quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chủ trương tiếp tục thu hút mạnh mẽ và tạo mọi điều kiện cho DN FDI đầu tư thành công tại Việt Nam và coi thành công của DN FDI là thành công của Chính phủ Việt Nam.

Trước thực trạng lệch pha 2 khu vực này, Chính phủ khẳng định sẽ không phải làm yếu khu vực FDI hay thu hẹp mà quan điểm là tạo thuận lợi môi trường kinh doanh để 2 khu vực này phát triển và có chính sách kết kối 2 khu vực này phát triển trong nền kinh tế chung.

Tới đây, Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu hút nhưng có chọn lọc, ưu tiên DN FDI đầu tư vào Việt Nam phù hợp với định hướng tái cơ cấu, ưu tiên DN có công nghệ hiện đại, có chuỗi sản xuất sẵn sàng kết nối với DN Việt Nam. "Chúng tôi đang nghiên cứu các chính sách ưu đãi nhiều hơn với DN FDI, có chính sách kết nối với DN trong nước. Theo mục tiêu làm cho 2 khu vực DN mạnh lên, hỗ trợ cho nhau phát triển", Phó Thủ tướng khẳng định thêm.

Đặc biệt, một lần nữa, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: "Chính phủ Việt Nam luôn coi thành công của cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (DN FDI) là thành công của chính mình. Tuy nhiên, các DN FDI cũng nên coi thành công của DN Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung là thành công của mình".

Nguồn Thời Báo Kinh Doanh

Nguồn TBDN: http://tbdn.com.vn/cac-doanh-nghiep-fdi-nen-coi-thanh-cong-cua-doanh-nghiep-viet-la-thanh-cong-cua-chinh-minh_n25544.html