Cách chế biến món ăn sai lầm gây hại cho sức khỏe

Khắc phục ngay những cách chế biến món ăn sai lầm này để mang đến bữa ăn an toàn cho sức khỏe của bạn và các thành viên trong gia đình nhé!

Nguyên nhân gây ung thư đến từ những cách chế biến món ăn sai lầm? Một tác nhân gây tổn thương não nằm trong món khoai tây xắt sợi chiên thường được ăn kèm với trứng và salsa để chống ngán. Siêu khuẩn kháng kháng sinh (superbugs) ẩn chứa trong những miếng thịt mua ở siêu thị… May mắn thay, bạn có thể dễ dàng tránh xa những mối đe dọa từ thực phẩm bằng cách bỏ đi ngay những sai lầm này. Tham khảo những mẹo chế biến thực phẩm đúng cách dưới đây nhé!

Món thịt nướng

Món nướng chứa hàm lượng cao chất gây ung thư Heterocyclic amines

Mối đe dọa: Heterocyclic amines (HCA) là những hợp chất gây ung thư được tạo ra khi thịt được nung nóng. Món ăn hấp dẫn và vô cùng ngon miệng này có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, phổi, dạ dày, tụy, và tiền liệt tuyến.

Cách khắc phục: Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ chỉ ra rằng các loại nước xốt ướp thịt có thể làm giảm HCA xuống tới 99%. Nghiên cứu của Đại học Kansas State cũng cho thấy nước xốt ướp thịt bò giúp giảm 87% lượng HCA.

Những loại nước xốt ướp thịt sẽ đặc biệt phát huy công dụng giảm các tác hại gây ra cho sức khỏe. Các thử nghiệm của Hiệp hội An toàn Thực phẩm đã tìm ra rễ gừng, cây hương thảo, và nghệ (chứa chất chống ô-xy hóa cao) giúp hạn chế HCA phát sinh khi thịt được nấu chín, ngay cả khi ở nhiệt độ cao.

Ngoài ra, sử dụng dầu từ quả bơ cũng làm giảm tác hại. Sử dụng các loại dầu ăn giàu a-xít béo không bão hòa có lượng cholesterol thấp, điểm bốc khói cao cũng làm giảm đi các chất có hại chứa trong món thịt nướng.

Bỏ qua công đoạn ngâm rửa

Quá trình ngâm rửa làm giảm đi hợp chất gây hại cho sức khỏe

Mối đe dọa: Một nghiên cứu năm 2011 về Sức khỏe Môi trường cho thấy, hơn 95% trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo nuốt phải lượng cao acrylamide gây hại (hợp chất tự nhiên hình thành khi các thực phẩm giàu tinh bột nấu ở nhiệt độ 130 độ C trở lên). Dựa trên các nghiên cứu trên động vật trong phòng thí nghiệm, Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư đã phân loại acrylamide như là một “chất gây ung thư cho con người”.

Các nhà khoa học khác đã phát hiện mối liên hệ giữa việc phơi nhiễm mãn tính với acrylamide và các tế bào thần kinh bị tổn thương trong não, báo hiệu rằng acrylamide có thể làm tăng bệnh thoái hóa thần kinh, bao gồm bệnh Alzheimer.

Cách khắc phục: Có thể thấy khoai tây là thực phẩm yêu thích không chỉ với con trẻ mà còn cả người lớn với hai món ăn đặc trưng là khoai tây chiên và khoai tây nghiền. Để giảm bớt tác hại của loại củ này hay bất cứ loại củ giàu tinh bột nào khác, trước khi nấu, bạn nên ngâm nước sau khi đã được cắt lát trong khoảng hai giờ để làm giảm gần 50% lượng acrylamide. Ngay cả khi bạn chỉ rửa trong 30 giây cũng sẽ làm giảm mức acrylamide xuống hơn 20%.

Lưu ý, tránh lưu trữ khoai tây trong tủ lạnh (cùng với những thực phẩm không nên làm lạnh khác), bởi điều này sẽ khuyến khích chúng sản xuất lượng acrylamide nhiều hơn trong khi nấu.

Món bánh mì nướng

Chỉ nên nướng bánh mì có sắc vàng nhẹ

Mối đe dọa: Nướng bánh mì cho đến khi miếng bánh biến thành màu vàng nâu cũng sẽ khiến cho lượng acrylamide tăng vọt. Thực tế cho thấy, nhiều thực phẩm chế biến như những món bánh nướng (bánh quy, cookies) đều chứa acrylamide bởi công nghệ chế biến thực phẩm tạo ra các món ăn nhẹ có hàm lượng carb cao thường nướng ở mức nhiệt cao.

Cách khắc phục: Chỉ nên lựa chọn hay tự nướng món bánh mì có màu hơi vàng là tốt nhất. Một nghiên cứu của Đan Mạch năm 2008 cho thấy, thêm chút bột hương thảo vào bột bánh mì sẽ làm giảm 60% hàm lượng acrylamide của bánh thành phẩm. Thậm chí, bạn chỉ cần thêm một ít bột hương thảo – khoảng 1% của bột – sẽ làm giảm đáng kể lượng acrylamide.

Nhiễm chất arsenic

Vo sạch gạo trước khi nấu để giảm bớt lượng arsenic độc hại

Mối đe dọa: Hai báo cáo gần đây của Cơ quan Quản lý Thực phẩm – Dược phẩm Hoa Kỳ và Báo cáo tiêu dùng đã phát hiện ra mức độ đáng lo ngại về chất gây ung thư asen trong gạo và thực phẩm chế biến từ gạo.

Cách khắc phục: Nhóm làm việc Môi trường-EWG (nhóm vận động cho người tiêu dùng) đề nghị bạn nên vo sạch gạo nâu trước khi nấu. Bước vo gạo này có thể làm giảm lượng asen xuống 30 đến 40%. Đối với trẻ sơ sinh, hãy xem xét việc thay thế rau củ màu cam cho việc sử dụng ngũ cốc làm từ gạo, hoặc áp dụng cách chế biến món ăn này theo cách đặc biệt hơn: nấu trong máy pha cà phê (giúp làm giảm 85% lượng asen trong gạo)

Lâm Lâm (Tổng hợp)

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/suc-khoe/cach-che-bien-mon-an-sai-lam-gay-hai-cho-suc-khoe-215348/