Cách chỉnh tư thế ngồi phù hợp khi lái xe ô tô

Vị trí ngồi phù hợp khi điều khiển ô tô không chỉ mang đến sự thoải mái mà còn giúp người lái phản ứng tốt hơn, tăng mức độ an toàn và giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn. Ngồi đúng tư thếChỉnh khoảng cách ghếChiều cao ghếVô lăng phù hợpĐiều chỉnh tựa đầu ghế * 5 cách để sửa tư thế ngồi, tránh gây mệt mỏi khi lái xe- Không nên ngồi sụp xuống: Nhiều người có thói quen hay ngồi sụp xuống ghế khi lái xe ô tô, hãy nhớ điều đó không duy trì được lâu vì một khoảng thời gian sẽ cảm thấy khó chịu và bắt đầu có cảm giác mệt mỏi. Không chỉ vậy, khi ngồi sụp xuống sẽ tạo áp lực lên lưng trong suốt chuyến đi.- Hông luôn được đưa vào xe trước khi ngồi xuống: Khi chuẩn bị ngồi vào trong xe ô tô hãy đảm bảo hông được đưa vào xe trước khi ngồi xuống ghế. Thay vào việc ngồi bằng xương cụt sẽ ngồi bằng xương đùi, nhằm hạn chế đề nén lên xương cụt sẽ tạo ra cảm giác khó chịu khi ngồi.- Điều chỉnh đệm ghế ở khu vực ngang lưng: Bạn có thể tùy chỉnh đệm ghế xung quanh khu vực ngang lưng đối với các mẫu xe hiện đại; hãy chỉnh sao cho điều đó giúp bạn cảm thấy thoải mái nhất.- Chân không nên quá thẳng nhưng cũng đừng quá co: Hãy thử tắt máy và đạp hết hành trình phanh hoặc ga xem bạn có phải rướn người ra để với không. Tư thế chân nên hơi cong ở phía đầu gối để có lực nhấn ga hoặc phanh. Mỗi khi gặp đèn đỏ, bạn có thể kéo phanh tay, về số để đôi chân được thư giãn.Ngọc Anh

Vị trí ngồi phù hợp khi điều khiển ô tô không chỉ mang đến sự thoải mái mà còn giúp người lái phản ứng tốt hơn, tăng mức độ an toàn và giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn.

Điều chỉnh tư thế ngồi lái xe phù hợp là một trong những thao tác đầu tiên khi điều khiển ô tô. Với những lái xe có kinh nghiệm, việc dành chút thời gian để canh chỉnh ghế lái, vô lăng… đã trở thành nguyên tắc bất di bất dịch khi đặt mình vào vị trí ghế lái.

Ngồi đúng tư thế

Khi ngồi vào ghế, tài xế lưu ý đẩy hết thân người về phía lưng ghế sao cho phần mông và hông đều sát, không có khoảng hở ở góc gập ghế. Với tư thế ngồi này giúp lái xe tránh đau lưng, có thể là cả những thương tổn về phần lưng, đồng thời duy trì sự tỉnh táo suốt chặng đường.

Chỉnh khoảng cách ghế

Chỉnh khoảng cách ghế là một trong những yếu tố quan trọng để xác định vị trí mà tài xế cảm thấy thoải mái nhất khi điều khiển xe. Cách chỉnh ghế như sau:

Đạp chân phanh và chân côn (nếu có) hết mức và chỉnh ghế sao cho góc gập đầu gối vào khoảng 120 độ là phù hợp nhất. Nếu góc gập lớn hơn, chân có xu hướng duỗi thắng, bị với khi đạp. Ngoài ra chân duỗi cũng nguy hiểm nếu va chạm với xe khác, dẫn gãy xương.

Nếu góc gập nhỏ hơn 120 độ, lúc này chân quá gấp khiến người gần vô-lăng, khó điều khiển. Ngoài ra, khoảng cách gần cũng khiến chân đạp bị vướng không thể xoay sang hai bên.

Vị trí để chân hợp lý là chân trái trên côn hoặc bệ đỡ trên xe số tự động. Gót chân phải bên dưới chân phanh, vị trí đạp thẳng vào phanh. Khi cần ga thì xoay gót kiểu chữ V, không nhấc hẳn chân sang bàn đạp ga.

Độ nghiêng ghế

Có thể chỉnh lưng ghế ở độ nghiêng khoảng 95-110 độ. Nên kiểm tra lại bằng cách đặt cổ tay ở điểm cao nhất của vô-lăng sau khi chỉnh ghế, gồm cả độ cao và chỉnh vô-lăng.

Theo các chuyên gia về ô tô, cổ tay để thoải mái tại điểm đó hoặc hơi ôm lấy vô-lăng, trong khi vẫn giữ vai tì vào lưng ghế tức tư thế đã đúng. Cách này chỉ áp dụng với xe cá nhân, những xe chuyên dụng như xe tải, xe bus có vô-lăng lớn hơn thì tùy chỉnh theo từng trường hợp.

Chiều cao ghế

Chiều cao ghế nên điều chỉnh giúp tài xế có tầm quan sát đường thoáng, nhìn rõ cụm đồng hồ đồng thời chân ga chân phanh trong tầm kiểm soát. Với người có chiều cao trung bình trên các dòng xe phổ thông, đầu nên cách trần khoảng 5 ngón tay (bàn tay dựng ngang).

Chiều cao ghế nên điều chỉnh sao cho tài xế có tầm quan sát đường thoáng, nhìn rõ cụm đồng hồ đồng thời chân ga chân phanh trong tầm kiểm soát. Với người có chiều cao trung bình trên các dòng xe phổ thông, đầu nên cách trần khoảng 5 ngón tay (bàn tay dựng ngang).

Trong trường hợp chiều cao người hoặc xe không ở mức trung bình thì nên điều chỉnh ghế để mắt người nhìn ngay phía trên khoảng giữa của kính lái. Sau đó kiểm tra lại bảng đồng hồ, chân ga sao cho thoải mái nhất.

Vô lăng phù hợp

Nếu coi vô lăng là chiếc đồng hồ thì tay bạn cần được đặt ở vị trí 9h và 3h sao cho có khoảng trùng ở khuỷu tay. Chiều cao vô lăng cũng cần phù hợp, điểm thấp nhất vô lăng ở ngực, điểm cao nhất ngang cằm tài xế. Khoảng cách từ vô lăng đến cơ thể khoảng 30 cm.

Khoảng cách vô-lăng phù hợp nhất là cách khoảng 25-30 cm (10 inch) so với vai người lái. Đây cũng là khoảng cách để góc tay tài xế gập khoảng 120 độ.

Khi thắt dây an toàn và đặt tay lên vô lăng thấy lưng vẫn áp sát ghế là bạn đã có tư thế lái xe hoàn toàn đúng.

Điều chỉnh tựa đầu ghế

Tựa đầu ghế nên được điều chỉnh sao cho mép trên ở ngay phía trên mí mắt tài xế một chút. Khoảng cách từ tựa đầu tới gáy không quá xa, chỉ khoảng 2-3 cm.

Khi lái xe người có xu hướng lao về trước nên khoảng cách ngắn an toàn và đỡ mỏi cổ. Trường hợp không thể chỉnh tựa đầu đạt khoảng cách yêu cầu, nên bù lại bằng việc chỉnh góc nghiêng lưng ghế.

* 5 cách để sửa tư thế ngồi, tránh gây mệt mỏi khi lái xe

- Không nên ngồi sụp xuống: Nhiều người có thói quen hay ngồi sụp xuống ghế khi lái xe ô tô, hãy nhớ điều đó không duy trì được lâu vì một khoảng thời gian sẽ cảm thấy khó chịu và bắt đầu có cảm giác mệt mỏi. Không chỉ vậy, khi ngồi sụp xuống sẽ tạo áp lực lên lưng trong suốt chuyến đi.

- Hông luôn được đưa vào xe trước khi ngồi xuống: Khi chuẩn bị ngồi vào trong xe ô tô hãy đảm bảo hông được đưa vào xe trước khi ngồi xuống ghế. Thay vào việc ngồi bằng xương cụt sẽ ngồi bằng xương đùi, nhằm hạn chế đề nén lên xương cụt sẽ tạo ra cảm giác khó chịu khi ngồi.

- Điều chỉnh đệm ghế ở khu vực ngang lưng: Bạn có thể tùy chỉnh đệm ghế xung quanh khu vực ngang lưng đối với các mẫu xe hiện đại; hãy chỉnh sao cho điều đó giúp bạn cảm thấy thoải mái nhất.

- Chân không nên quá thẳng nhưng cũng đừng quá co: Hãy thử tắt máy và đạp hết hành trình phanh hoặc ga xem bạn có phải rướn người ra để với không. Tư thế chân nên hơi cong ở phía đầu gối để có lực nhấn ga hoặc phanh. Mỗi khi gặp đèn đỏ, bạn có thể kéo phanh tay, về số để đôi chân được thư giãn.

- Sử dụng triệt để các núm chỉnh: Nhiều người không có thói quen chỉnh lại tư thế nghế mà “có sao ngồi vậy”, do đó nên chỉnh ghế để phù hợp với thân hình trước khi di chuyển./.

Ngọc Anh

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Nguồn Nghệ An: http://baonghean.vn/oto-xe-may/201707/cach-chinh-tu-the-ngoi-phu-hop-khi-lai-xe-o-to-2824414/