Cách chữa căng cơ bắp chân an toàn, khoa học

Căng cơ là chấn thương cơ hoặc gân (mô gắn cơ với xương). Khi căng cơ, cơ hoặc gân bị giãn căng hoặc rách. Tham khảo ngay cách chữa căng cơ bắp chân để có biện pháp điều trị kịp thời.

Căng cơ là tình trạng thường xảy ra khi bạn tập luyện quá sức, vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ thể. Vùng bị căng cơ có khuynh hướng bị sưng lên và cũng có thể xuất hiện những vết bầm tím. Vậy cách chữa căng cơ bắp chân là gì để tránh những biến chứng đáng tiếc?

1/ Những nguyên nhân nào gây ra căng cơ?

Căng cơ gây ra do xoắn hoặc kéo cơ hoặc gân. Căng cơ có thể xảy ra đột ngột hoặc phát triển sau vài ngày hoặc vài tuần. Căng cơ đột ngột (cấp tính) gây ra do:

- Chấn thương gần đây

- Nhấc vật nặng không đúng cách

- Căng giãn cơ quá mức

Căng cơ mãn tính thường bị gây ra do cử động cơ và gân cùng một cách lặp đi lặp lại.

2/ Căng cư thường xảy ra ở bộ phận nào?

Hai vị trí căng cơ thường gặp là lưng và cơ gân kheo ở mặt sau đùi. Các môn thể thao như bóng đá, bóng bầu dục Mỹ, khúc côn cầu, quyền Anh và đấu vật làm cho người chơi có nguy cơ bị căng cơ lưng hoặc cơ chân. Những người chơi thể thao thường sử dụng bàn tay và cánh tay. Ví dụ như thể dục dụng cụ, quần vợt, chèo thuyền và đánh golf. Những người chơi các môn thể thao này đôi khi bị căng cơ bàn tay hoặc cánh tay. Căng cơ khuỷu tay cũng có thể xảy ra khi chơi thể thao.

3/ Một số cách chữa căng cơ bắp chân hiệu quả

Phương pháp trị liệu thảo mộc

Trong khi tắm, xông hơi, chúng ta có thể thêm một số loại tinh dầu thảo mộc như oải hương, tinh dầu hoa cúc, bạch đàn… Biện pháp này có tác dụng kháng viêm và giảm căng cơ nhanh chóng. Các loại tinh dầu thường có khả năng xâm nhập vào da và các mô, rất hiệu quả trong việc chữa bệnh làm cơ thể, trí óc thư giãn, giảm co thắt cơ bắp.

Rượu giấm táo giảm đau nhức cơ

Xoa bóp cơ bằng rượu giấm táo một cách chữa căng cơ bắp chân. Trộn một hoặc hai muỗng canh rượu giấm táo trong một ly nước và uống hoặc xoa bóp. Bạn cũng có thể chà xát giấm trực tiếp vào các vùng cơ đau/ chuột rút. Làm như vậy sẽ góp phần giảm đau cho cơ bắp.

Chườm lạnh

Chườm lạnh là một trong những biện pháp tốt nhất để khắc phục chứng đau nhức cơ bắp. Chườm nóng còn có tên gọi khác là liệu pháp lạnh hay phương pháp áp lạnh bao gồm việc áp nước đá hoặc nước lạnh vào vùng bị đau mỏi, chấn thương để giảm đau cơ do chấn thương thể thao cấp tính.

Chườm túi nước đá hoặc lạnh sẽ làm chậm sự lưu thông máu, cải thiện cảm giác mỏi, đau nhức và viêm cơ. Phương pháp này cũng làm giảm co thắt cơ và chảy máu bên trong, nhờ đó làm giảm sự căng cơ.

Chữa căng cơ bắp chân bằng xoa bóp

Xoa bóp chân làm cho tĩnh mạch được thông suốt, giảm đau rất tốt. Lưu ý là không dùng dầu nóng để xoa bóp. Hành động này có thể làm đọng máu, giãn tĩnh mạch. Nó làm giảm đau nhưng chỉ tạm thời, hơn nữa các cơn đau về sau càng nặng hơn.

Sử dụng hỗn hợp mật ong, chanh ấm là phương pháp hiệu quả. Dung dịch xoa bóp cho bắp chân hoặc ngâm chân với nước muối ấm từ 15-20 phút cũng sẽ giúp chân được thư giãn, giảm đau tốt.

Nếu tình trạng co cứng, căng cơ bắp chân nặng, dùng ngón tay bóp mạnh vào bắp chân từ 15-20 giây. Như thế bạn sẽ cảm nhận cơn đau giảm xuống rõ rệt. Sau đó nhớ duỗi chân và đứng lên, ngồi xuống để cơ chân thư giãn. Bạn nên uống thêm nước để thoải mái hơn.

Thực hiện ăn uống hợp lí và thói quen sinh hoạt khoa học

Để cơ bắp khỏe hơn, bạn nên tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ, protein, vitamin E, các khoáng chất như canxi, magie... Trong quá trình lao động bạn phải mất nước rất nhiều nên phải bổ sung nước cho cơ thể.

Bạn nên sắp xếp thời gian sinh hoạt hợp lí, giảm thiểu các hoạt động mạnh để tránh trường hợp đau nhức, căng cơ tái phát. Ngừng ngay việc hút thuốc nếu không muốn tái phát bệnh đau cơ bắp chân. Chất nicotine trong thuốc lá sẽ làm giảm mạnh mẽ lượng dưỡng khí trong máu, khiến máu khó lưu thông, gây đau nhức.

Vận động nhẹ nhàng

Khi đang bị căng cơ, đau cơ người bệnh vẫn có thể đi lại nhẹ nhàng để giảm thiểu cơn đau. Tốt nhất là nên dành thời gian để tập yoga, kéo giãn cơ nhằm giúp tăng tuần hoàn máu.

Trước khi tập các động tác mạnh hay chơi thể thao, cần khởi động thật kĩ để tránh bị chuột rút, mỏi, đau, căng cơ bắp chân. Tránh các vận động mạnh, không đúng cách làm tổn thương và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng căng cơ đang mắc phải.

Thông thường, nếu những cơn đau nhức ở bắp chân là do việc vận động hoặc đứng quá lâu gây nên thì áp dụng ngay cách chữa căng cơ bắp chân đã hướng dẫn ở trên. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy bị đau kéo dài thì khả năng lớn là bạn đang mắc phải bệnh lý nghiêm trọng hơn và cần phải được điều trị kịp thời. Trong trường hợp này, hãy đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Minh Anh (Tổng hợp)

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/suc-khoe/cach-chua-cang-co-bap-chan-an-toan-khoa-hoc-217307/