Cách cứu người khi gặp sự cố hỏa hoạn

Ngày 14-4, Phòng Cảnh sát PCCC số 7- huyện Thanh Trì, Hà Nội đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ cho người đứng đầu cơ sở trên địa bàn huyện.

Nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản do cháy, nổ gây ra, Phòng Cảnh sát PCCC số 7 thuộc Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ (CNCH) cho Chủ tịch UBND các xã, thị trấn; lực lượng dân phòng; trưởng các phòng, ban; thủ trưởng các cơ quan trực thuộc UBND huyện Thanh Trì năm 2017.

Lực lượng cứu nạn, cứu hộ hướng dẫn kỹ năng thoát nạn, cứu nạn tại buổi tập huấn

Với mục đích đặt ra, nhằm tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, lãnh đạo các đơn vị về thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ và công tác tổ chức triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Đồng thời tổ chức triển khai có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy chữa cháy và xây dựng, kiện toàn lực lượng CNCH trên địa bàn huyện Thanh Trì, đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ các sự cố tai nạn khi có yêu cầu.

Đại tá Trần Xuân Thế, Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC số 7- Thanh Trì phát biểu tại buổi tập huấn

Qua đó, để lực lượng dân phòng nắm bắt được các nội dung cơ bản của Luật PCCC và các văn bản quy phạm pháp luật khác về PCCC, CNCH; thành thạo về một số kỹ năng, phương pháp cứu nạn, cứu hộ và sơ cấp cứu người bị nạn. Cũng như các nhiệm vụ cụ thể như trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND các xã, thị trấn; lực lượng dân phòng; trưởng các phòng, ban; thủ trưởng các đơn vị trực thuộc UBND huyện trong công tác cứu nạn, cứu hộ.

Lực lượng cứu nạn hướng dẫn cách cứu người khi gặp sự cố hỏa hoạn

Phạm vi, nguyên tắc hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy chữa cháy. Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ. Các tình huống cơ bản trong hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy. Tổ chức cứu nạn, cứu hộ ban đầu đối với các tai nạn, sự cố xảy ra thuộc phạm vi quản lý và tham gia ở ngoài phạm vi quản lý khi được huy động (chú trọng công tác cứu nạn, cứu hộ tại khu dân cư của lực lượng PCCC dân phòng). Các điều kiện hoạt động cứu nạn, cứu hộ, trong đó có hướng dẫn việc trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ. Huấn luyện công tác sơ cấp cứu ban đầu.

Lực lượng cứu nạn tập huấn nghiệp vụ cứu hộ, cứu nạn trên nhà cao tầng

Phát biểu tại buổi tập huấn, Đại tá Trần Xuân Thế, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC số 7 nhấn mạnh: “Nhiệm vụ này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục để mỗi người đứng đầu cơ sở, lực lượng dân phòng qua đó nhuyễn hơn bài học cơ bản về công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, nâng cao hơn nữa kỹ năng thoát nạn. Quan trọng hơn, mỗi lần tập huấn là những buổi tuyên truyền sinh động, trực quan có sức lan tỏa lớn đến với người dân qua đó nhận thức về PCCC của người dân cũng được nâng lên”.

Đức Trí

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/doi-song/cach-cuu-nguoi-khi-gap-su-co-hoa-hoan/724789.antd