Cải cách vội vàng chẳng khởi thông nổi luồng tín dụng

Tốt nhất nên tập trung xây dựng những yêu cầu về vốn và dự trữ bắt buộc thay vì chờ đợi một hành lang pháp lý mới.

Huân tước Martin Jacomb đã giữ nhiều vị trí quan trọng trong ngành tài chính. Ông từng là cựu Giám đốc của NHTW Anh và hiện là Chủ tịch Canary Wharf Group and Share plc Chẳng khó nhận ra vì sao ai cũng đổ lỗi cho ngân hàng về tình hình kinh tế khó khăn hiện tại. Rõ ràng họ chỉ là những con dê tế thần và nhiều khoản nợ xấu thực tế đã gây cho chính các ngân hàng tổn thất nặng nề. Nhưng chính phủ, ngân hàng trung ương cùng các cơ quan giám sát cũng phải chịu trách nhiệm. Chính phủ khuyến khích ý tưởng sống nhờ tín dụng (ở cả hai khu vực tư nhân lẫn công cộng), nói cách khác, là sống xa hoa ngoài khả năng của mình. Ngân hàng trung ương đáng lẽ đã xì hơi được bong bóng bất động sản Mỹ; và các cơ quan giám sát đáng lẽ đã có thể ngăn không để ngân hàng cho vay quá tùy tiện và nguy hiểm đến vây. Ai cũng có lỗi, vì bất cứ ai trong bốn bên kể trên cũng đã có thể ngăn ngừa được một hậu quả thảm khốc đến thế. Tuy vậy, hiện nay, chính “nhiệm vụ chính trị” phải đỗ lỗi cho ngân hàng cũng có tác hại của riêng nó. Nó đang trì hoãn nhiệm vụ quan trọng nhất là tái khởi động khu vực tài chính, khơi thông luồng tín dụng tới nơi cần thiết, đặc biệt là các ngành sản xuất. Giới chức ngân hàng đang dành quá nhiều thời gian và năng lượng nghiên cứu xem mình sẽ phải hoạt động dưới hệ thống pháp lý nào và nên làm gì với những điều kiện mới. Trong bối cảnh đó, ngân hàng khó có thể quyết định cho vay như bình thường. Cần phải phân biệt rõ giữa một bên là những việc cần làm ngay để thị trường tín dụng lại thông suốt và một bên là việc tạo ra một hệ thống pháp lý mới cần nhiều thời gian suy xét cũng như một sự đồng thuận mang tính quốc tế. Paul Volcker là người đáng kính và không ai nên gạt bỏ ý tưởng của ông trước khi suy nghĩ thật chín. Với quyền lực to lớn trong tay, ông chủ trương cấm ngân hàng sở hữu hay tài trợ cho các quỹ vốn cổ phẩn và quỹ đầu cơ, cầm hoạt động tự doanh; và thực tế là tất cả những hoạt động đặt đồng vốn trước rủi ro và không đáp ứng nhu cầu khách hàng. Cũng có cái đúng của nó. Nhưng vội vàng vẽ ra một cơ chế pháp lý hoàn toàn mới không phải chuyện gì tốt đẹp. Không việc gì phải quá vội vàng, vì ngân hàng sẽ tránh xa rủi ro trong một thời gian dài sắp tới. Những ý kiến như thu hẹp hoạt động của các tổ chức tài chính lớn, hay hồi sinh đạo luật Glass-Steagall tách riêng ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư hiện giờ nên gác qua một bên. Loại bỏ nguyên tắc “quá lớn, quá phụ thuộc lẫn nhau để đổ vỡ” lúc này là một viễn cảnh quá xa vời. Ngay cả giải quyết vấn đề rủi ro đạo đức cũng đủ khó rồi. Việc xem xem hoạt động nào là “có ích cho xã hội” (chữ thường được dùng trong các nền kinh tế chỉ huy) chẳng nên có mặt trong hệ thống pháp lý mới và chỉ nên bàn đến trong những buổi trà dư tửu hậu.. Cái cần thiết lại tương đối đơn giản. Hiện giờ hãy cứ chấp nhận rằng một hiệp ước quốc tế là điều bất khả và nên tập trung vào yêu cầu về vốn và thanh khoản. Các cơ quan giám sát có thể được trao quyền ngăn ngừa bong bóng tài sản bằng cách tăng số vốn dự trữ cho các khoản vay có khả năng thổi căng các bong bóng. Thà hơi thận trọng một chú còn hơn. Yêu cầu về thanh khoản cũng nên được thiết kế sao cho khuyến khích dựa vào tài khoản tiền gửi thay vì thị trường bán buôn. Trợ giúp từ chính quyền đã giúp nguồn vốn của ngân hàng hồi phục đáng kể. Đó là tin tốt, nhưng còn nhiều việc phải làm. Ngân hàng nên ưu tiên tập trung vào các hoạt động kinh doanh bình thường. Tiết kiệm phần lớn do các tổ chức nắm giữ, hơn nữa nhờ lợi ích từ liên lạc bằng máy tính, ngân hàng nên được phép bán chứng khoán do khách hàng phát hành thẳng tới tay người nắm giữ vốn, nhờ đó mà giảm được chi phí trung gian. Đương nhiên giao dịch phải được thực hiện ngay để ngân hàng không nắm giữ một khoản nợ nào. Nhưng cấm hẳn quá trình này lại gây ra những chi phí không cần thiết. Việc thiết kế những yêu cầu về vốn để đảm bảo ngân hàng không nắm giữ chứng khoán (cũng như rủi ro từ nó) trên sổ sách lâu hơn cần thiết mà vì gây ra cuộc khủng hoảng bất động sản dưới chuẩn tại Mỹ không khó.

Nguồn Vinacorp: http://vinacorp.vn/news.aspx/detail/380535/cai-cach-voi-vang-chang-khoi-thong-noi-luong-tin-dung