Cái chết đầy bi thương của nàng Hương bên núi Bà Đen

Chuyện xưa kể rằng, nàng Thiên Hương vốn là con của ông Lý Thiên và Bà Đặng Ngọc Phụng, người gốc ở Bình Định vào Trảng Bàng lập nghiệp.

Tuy nàng không phải bậc tuyệt thế giai nhân nhưng lại rất có tài và có duyên khiến nhiều người để ý. Trong làng có chàng trai Lê Sĩ Triệt, mồ côi cha mẹ, được nhà sư Trí Tân nuôi dưỡng từ nhỏ, nên có được văn hay võ giỏi.

Lúc đó, con trai của Hà Đảnh, quan huyện Trảng Bàng, rất bạo ngược, dùng quyền thế, tiền bạc mua chuộc Thiên Hương đem về làm thiếp nhưng không được, nên sai một thuộc hạ thân tín tên Châu Thiện cầm đầu nhóm người Miên dùng võ lực quyết bắt nàng Thiên Hương đem về cho kỳ được.

Thiên Hương bị đám côn đồ vây bắt. Giữa lúc nguy khốn thì chàng Lê Sĩ Triệt xông ra đánh đuổi, cứu được nàng. Nàng rất cảm động tạ ơn chàng, rồi về nhà thuật chuyện cho cha mẹ nàng rõ. Để đáp ơn chàng, cha mẹ nàng Thiên Hương gả nàng cho Lê Sĩ Triệt. Chưa kịp đám cưới thì Lê Sĩ Triệt phải tòng quân đánh Tây Sơn. Chàng Triệt ra đi để lại nàng Hương ở nhà vò võ trông chờ.

Một hôm nàng lên núi lễ Phật và thăm sư Trí Tân, dưỡng phụ của Lê Sĩ Triệt. Lúc về đến chân núi, thình lình bọn Châu Thiện thấy nàng đi một mình, liền vây bắt. Nàng chạy trở lên núi nhưng bị tuyệt đường, đành nhào xuống khe núi tử tiết. Ba hôm sau, Thiên Hương báo mộng cho sư Trí Tân, trụ trì ngôi chùa trên núi xin sư phụ xuống triền núi Đông Nam đem thi hài hỏa táng giùm.

Hòa thượng làm theo lời mách bảo, tìm gặp xác của Thiên Hương, làm lễ hỏa táng chu đáo. Bọn Châu Thiện đến xem hỏa táng bị nàng Thiên Hương báo oán, khiến cho hộc máu chết liền tại chỗ...

Đó là thảm kịch đau lòng xảy ra với thôn nữ Đào Thị Hương, con gái của đôi vợ chồng nghèo họ Đào ở làng chài Đồ Sơn (Hải Phòng) và cũng là người vợ kém may mắn "chưa kịp kết hôn" của chúa Trịnh Doanh.

Minh Đô Vương Trịnh Doanh (1720 - 1767) là vị chúa Trịnh thứ bảy, con thứ ba của chúa Trịnh Cương, em ruột chúa Trịnh Giang; quê làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ông có tài văn võ song toàn, có công đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài, ổn định lại chính trị ở Bắc Hà vốn suy yếu trầm trọng thời chúa Anh.

Sử sách chép, vì Trịnh Giang bỏ bê chính sự, không đoái hoài tới công việc, từ năm 1736, đã trao quyền nhiếp chính cho Trịnh Doanh, lúc đó ông mới 17 tuổi. Để nắm rõ chính sự, cũng như thấu hiểu cuộc sống của người dân, ngay trong năm, chúa Trịnh Giang đi kinh lý Đồ Sơn. Khi thuyền rồng đang dạo cảnh ở vùng núi Độc, thì bỗng đâu... vang lên tiếng hát trong veo, thánh thót, êm dịu như rót mật vào lòng người, cảm giác khiến đất, trời, sông, biển quyện vào làm một.

Không thể kiềm chế lòng mình, Trịnh Doanh vội truyền cho quân lính đi tìm người hát. Khi gặp được nàng Hương, sắc đẹp tuyệt trần và mùi thơm "phả" ra từ da thịt của cô gái quê đang tuổi dậy thì đã khiến vị tướng trẻ ngỡ ngàng, bối rối, sinh lòng yêu mến. Sau khi chia tay Trịnh Doanh, nàng Hương phát hiện mình mang cốt nhục của Chúa, trong lòng rất lo sợ, ngày đêm trông ngóng thuyền hoa. Hàng Tổng biết chuyện, đòi phạt nhưng gia đình không có tiền, nên nàng Hương bị trói và đem ra khu núi Độc dìm xuống biển.

Luật nay: Muốn kết tội một người phải có bằng chứng và bản án của tòa

Về cái chết của nàng Hương đó là một sự ra đi tiếc thương. Thời xưa người ta coi trọng hai chữ trinh tiết nên hễ ai mắc phải là y như rằng đã phạm vào tội tày đình. Nàng Hương cũng không phải là một ngoại lệ. Mặc dù nàng đang mang cốt nhục của Chúa, nhưng đã là quy định của làng, một hủ tục lạc hậu thời bấy giờ thì nàng phải chấp nhận. Dân làng đã thả nàng vào chiếc rọ lớn rồi quẳng xuống sông. Hai mạng người đã vĩnh viễn ra đi để lại bao tiếc thương. Cái chết của nàng đã làm thức tỉnh bao nhiêu con người. Nếu như câu chuyện đau lòng này của nàng Hương xảy ra vào thời nay thì nàng sẽ không phải chết vì đã trót mang thai khi chưa có chồng. Thời nay, chuyện phụ nữ không chồng mà chửa cũng không phải là hiếm nữa và xã hội cũng đã bớt hà khắc đối với họ.

Với những người mang nàng cho vào rọ thả trôi sông dẫn đến cái chết thì hành vi ấy nếu đầy đủ chúng cứ buộc tội thì họ sẽ phải chịu một hình phạt nghiêm khắc nhất theo quy định của pháp luật thời nay.

Theo đó, Điều 9 BLTTHS quy định: Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, cũng theo Điều 10 thì muốn kết tội nàng Hương phải xác định sự thật của vụ án: Cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

Tường Linh

Nguồn ĐS&PL: http://www.nguoiduatin.vn/cai-chet-day-bi-thuong-cua-nang-huong-ben-nui-ba-den-a122206.html