Cải tạo nhà ở và cải tạo đô thị: Một vài kinh nghiệm quốc tế

kỳ 1: Kinh nghiệm của Pháp

“Kinh đô ánh sáng” Paris luôn hấp dẫn du khách bốn phương bởi những đại lộ xanh thẳm, những tượng đài, cung điện và công trình kiến trúc tinh tế, thơ mộng. Tuy nhiên, trong số chúng ta, it ai biết được rằng giữa thế kỷ XIX, Paris vẫn chỉ là một thành phố mang hơi hướng trung cổ với các khu nhà ổ chuột, hậu quả của hàng thế kỷ phát triển tùy tiện, lệch lạc và đầy những bất cập. Thế vậy mà chỉ trong khoảng 15 năm (1853-1868), nhà quản lý đô thị lỗi lạc Georges Eugène Haussmann đã biến Paris xấu xí thành một thủ đô hiện đại và tráng lệ với những đại lộ thẳng tắp chạy xuyên qua thành phố. Dọc theo những đại lộ ấy mọc lên những nhà hát, nhà thờ mới, khu đô thị cao tầng cùng rất nhiều công viên tươi đẹp. Ngay từ thế kỷ XVII, chính quyền thành phố đã ban hành các quy chuẩn đầu tiên về quy hoạch và quản lý đô thị ở Paris. Trong đó, có những quy tắc vẫn còn được áp dụng tới tận ngày nay (ví dụ như chuẩn mực giới hạn về chiều cao của tòa nhà mặt phố). Dù vậy, bộ mặt của thành phố này chỉ thực sự thay đổi như ngày nay nhờ dự án cải tạo Paris mang tên Haussmann, dự án tái quy hoạch và hiện đại hóa Thủ đô Paris của Pháp thời Napoleon đệ Tam. Dự án này bao trùm lên tất cả các khía cạnh về quy hoạch đô thị của Paris như kiến trúc đường phố, không gian xanh, hệ thống dẫn và thoát nước. Parishoa lệ ngày nay Haussmann đã đưa ra các công cụ luật pháp giúp xúc tiến dự án cải tạo Paris như Quyền trưng dụng đất đai “vì mục đích sử dụng công”, theo đó chính quyền được phép trưng dụng các tòa nhà nằm dọc con đường được dự kiến xây dựng. Quyền này đã cho phép Haussmann xóa bỏ mọi chướng ngại như phá hủy hàng nghìn ngôi nhà cũ kĩ và điều hàng vạn dân cư ra khỏi trung tâm thành phố để xây dựng các công trình kỳ diệu như Đại lộ Champs Elyseé, Quảng trường Concorde và Quảng trường Trocadero… Đồng thời, chính sách áp dụng của ông còn quyền buộc chủ các ngôi nhà mặt tiền phải tu sửa nhà định kỳ 10 năm/lần. Năm 1859, ông tiếp tục ban hành luật định về đô thị hóa, cho phép mặt tiền các tòa nhà chỉ được cao tối đa 20m trong những con phố rộng 20m mà Haussmann đang xây dựng (trước đó chiều cao tối đa là 17,55m). Các mái nhà phải được làm nghiêng một góc 45o và mặt tiền của các nhà nằm trên cùng một con phố phải tuân thủ cùng một kích thước,... Không chỉ làm nên bộ mặt mới của Paris ngày nay, thời còn quản lý Bordeaux, Haussmann cũng ghi dấu bằng những công trình kiến trúc tuyệt vời có giá trị đến tận ngày nay, điển hình là khu quảng trường Bourses được UNESCO xếp hạng di sản thế giới. Trong thời gian 1970-1980, rất nhiều chương trình cải tạo thành cụng các khu chung cư cũ đã được triển khai như khu Ronceray - Glonnieres, Lievre D'or ở thành phố Dreux, Garges les Gonesse ở Mans và ở Clichy… DiaOcOnline.vn - Theo Báo Xây Dựng

Nguồn Địa Ốc Online: http://www.diaoconline.vn/tinchitiet/18/22251/cai-tao-nha-o-va-cai-tao-do-thi--mot-vai-kinh-nghiem-quoc-te/