Cận cảnh cá mập yêu tinh dưới đáy đại dương

Cá mập yêu tinh có lẽ là loài khác biệt và kỳ dị nhất so với các loài cá mập khác bởi hình dáng xấu xí. Nó có cái mũi khoằm dài hơn các loài cá mập khác và giống với mỏ chim. Cá mập yêu tinh có bộ hàm có khả năng co duỗi ra ngoài để đớp con mồi. Khi bộ hàm co lại, trông chúng khá giống với loài cá nhám xám hồng nhưng có thêm cái sừng dài. Cá mập yêu tinh chủ yếu được tìm thấy ở vùng biển sâu khoảng 200 m- nơi ánh nắng mặt trời khó có thể chạm tới.

Địa bàn sinh sống của cá mập yêu tinh khá rộng lớn từ Thái Bình Dương tới vịnh Mexico ở Đại Tây Dương nhưng được biết đến nhiều nhất là ở vùng biển quanh Nhật Bản- đây cũng là nơi lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra chúng.

Đặc trưng dễ nhận ra nhất của cá mập yêu tinh là cãi mũi dài và hàm răng có thể co duooixi và cực kỳ sắc nhọn.

Cá mập yêu tinh chủ yếu ăn một loạt các sinh vật vùng nước sâu như mực ống, cá, cua, các vi khuẩn sống sâu dưới biển.

Lịch sử loài và thói quen sinh sản của chúng hầu như không được biết đến do con người bắt gặp chúng là rất hiếm và chúng không có mối đe dọa nào đối với con người.

Cá mập yêu tinh có thể có màu xám...

... hoặc màu hồng.

Mới đâymột con cá mập yêu tinh mắc vào lưới một ngư dân Mỹ ở độ sâu khoảng 600 m ở ngoài khơi thành phố Key West, bang Florida, Mỹ ngoài vịnh Mexico vào ngày 19.4.

Con cá mập yêu tinh này được xác định có chiều dài khoảng 5m, có hàm răng sắc nhọn tới mức ngư dân này không dám dùng thước để đo miệng nó. Sau khi chụp ảnh, ngư dân này đã quyết định thả nó về với đại dương.

Nguồn Lao Động: http://laodong.com.vn/the-gioi-do-day/can-canh-ca-map-yeu-tinh-duoi-day-dai-duong-197974.bld