Cận cảnh nghề độc đáo thôi miên rắn ở Ấn Độ

Cho trẻ càng tiếp xúc với rắn càng sớm càng tốt hay càng nhiều rắn càng giàu có, đó là quan niệm của người dân làng Gauriganj ở miền bắc Ấn Độ, trang tin Dailymail.com của Anh vừa đưa tin.

Theo Dailymail, người dân làng Gauriganj có quan niệm cho rằng dạy trẻ thôi miên rắn càng sớm càng tốt để nối nghiệp, bởi đây là nghề dễ kiếm ăn và giàu có. Do vậy, cuộc sống của người dân Gauriganj đều xoay quanh loài bò sát này.

Với quan niệm nói trên, rắn đã đi sâu vào tiềm thức và cuộc sống của người dân Gauriganj, thậm chí đồ chơi vủa con trẻ ở đây cũng được thay bằng rắn, kể cả rắn hổ mang chúa cực độc. Tuy nhiên nghề truyền thống này hiện đang mai một, bị đe dọa bởi luật bảo vệ động vật của Ấn Độ ngày càng siết chặt. Đề cập đến chủ đề trên, Dailymail vừa giới thiệu bộ sưu tập độc đáo, phản ánh cuộc sống đầy lý thú cùng rắn của người dân Gauriganj.

Rắn đã đi sâu vào tiềm thức, cuộc sống của người dân Gauriganj hàng thế kỷ và nay vẫn được duy trì phát huy.

Trẻ em làng Gauriganj được dạy cách tiếp xúc và kiểm soát rắn từ lúc mới 2 tuổi

Theo ông Uttam Nath (44 tuổi), chuyên gia thôi miên rắn ở Gauriganj, ngay từ khi còn nhỏ trẻ đã được huấn luyện thuật thôi miên rắn, thời gian ước khoảng 10 năm thì thuần thục

Ông Nath còn tiết lộ thêm, thuật thôi miên rắn chính là "bảo bối" của người dân Gauriganj nên nó vẫn được duy trì đến ngày nay, tuy nhiên, các bậc cha mẹ vừa muốn con cái duy trì nghề này, vừa muốn tìm kiếm nghề mơítương lai hơn. Chưa hết, người dân ở đây còn biết cứu người khi bị rắn căn bằng thảo dược.

Sự giàu có và vị thế gia đình tại Gauriganj phụ thuộc vào số lượng rắn sở hữu, càng nhiều rắn càng giàu có.

Thay vì đồ chơi, trẻ em Gauriganj rất thích chơi với rắn, dùng rắn hổ mang chúa quanh cổ hoặc đùa giỡn với chúng không khác gì vật vô tri vô giác.

Theo người dân làng Gauriganj, rắn dùng trong đào tạo được ăn một loại thảo dược để hạn chế nọc độc, không bị cắt răng. Tuy nhiên để ngăn chặn nguy cơ, người ta không giữ chúng quá lâu, khoảng 6-7 tháng.

DUY HÙNG (Theo Dailymail.co.uk -7/2017)

Nguồn Nông Nghiệp: http://nongnghiep.vn/can-canh-nghe-doc-dao-thoi-mien-ran-o-an-do-post198784.html