Cận cảnh sao Thổ từ con tàu vũ trụ Cassini

Ngày 15-9, còn tàu du hành Cassini đã được NASA điều khiển lao vào bầu khí quyển của sao Thổ để 'tự sát', chấm dứt sứ mệnh kéo dài hơn 13 năm tìm cách khám phá những bí ẩn về ngôi sao này. Dưới đây là một số hình ảnh cận cảnh về sao Thổ mà con tàu này chụp được trong suốt hành trình của mình.

Một bức ảnh cực tím do NASA và Đại học Colorado công bố ngày 7-7-2004 từ tàu vũ trụ Cassini trên quỹ đạo xung quanh sao Thổ thể cho thấy từ trong ra ngoài 'bộ phận Cassini' trong màu đỏ nhạt ở (L) và nằm ngay cạnh toàn bộ Vành đai A của sao Thổ. Vành A bắt đầu từ một vùng 'bẩn' màu đỏ, nối tiếp bởi những đường màu ngọc lục bảo, cho thấy cấu tạo từ một vật liệu dày hơn có kết cấu từ băng. Các vòng màu đỏ khoảng ba phần tư đoạn bên ngoài của Vành A được gọi là khoảng Encke. Hình ảnh được thực hiện bởi một thiết bị trị giá 12.500.000.000 USD gọi là Ultraviolet Imaging Spectrograph, hoặc UVIS, được chế tạo tại Boulder, Colorado, thuộc Đại học Colorado.

Hành tinh sao Thiên Vương được nhìn thấy như một quả cầu màu xanh ở khoảng cách rất xa các vành đai của sao Thổ trong bức ảnh này được chụp bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA vào ngày 11-4-2014. Cassini đã rời tầm nhìn khỏi sao Thổ một thời gian ngắn để quan sát hành tinh xa xôi khác nguồn tin từ NASA .

Máy ảnh góc rộng trên tàu vũ trụ Cassini của NASA đã chụp được vành đai của sao Thổ và Trái đất và mặt trăng của chúng ta trong cùng một khung hình với bức ảnh hiếm hoi này vào ngày 19-7-2013. Thiết bị thăm dò không gian cách Trái đất gần 900 triệu dặm đã phải rời tầm ngắm khỏi sao Thổ và các vệ tinh để chụp ảnh của hành tinh quê hương. Hình ảnh kết quả cho thấy Trái đất là một chấm nhỏ, màu xanh nhạt hơn và nhỏ hơn nhiều so với hình từ các bức ảnh khác - và bị lu mờ bởi những vành đai của sao Thổ.

Tàu vũ trụ Cassini đã chụp bức hình này của sao Thổ và những vành đai của nó chiếu vào mặt trời vào ngày 17-10-2012 bằng các bộ lọc quang phổ hồng ngoại, đỏ và tím được kết hợp để tạo ra một khung nhìn rõ màu sắc trong bức ảnh này do NASA cung cấp. Ở trong khung hình còn có hai vệ tinh của sao Thổ: Enceladus và Tethys. Cả hai đều xuất hiện ở bên trái hành tinh, bên dưới các vành đai. Enceladus gần vành; Tethys ở phía dưới bên trái.

Hình ảnh bắc bán cầu sao Thổ đã được tàu vũ trụ Cassini của NASA chụp vào ngày 13-9-2017. Đây là một trong những hình ảnh cuối cùng mà Cassini gửi về Trái Đất. Bức hình được thực hiện trong ánh sáng màu đỏ, sử dụng camera của tàu vũ trụ ở góc rộng từ khoảng cách 1,1 triệu km phía trên sao Thổ.

Titan, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ xuất hiện bên cạnh hành tinh cùng lúc nó nó trải qua những thay đổi theo mùa trong màu sắc tự nhiên, chụp từ tàu vũ trụ Cassini của NASA vào 29-8-2012. Mặt trăng có đường kính hơn 5.150 km, lớn hơn so với sao Thủy.

Bề mặt của mặt trăng nước ngầm của sao Thổ, Enceladus, được nhìn thấy trong hình ảnh này phát hành vào ngày 31 tháng 5 năm 2012. Các nhà khoa học nhờ hình ảnh của Cassini đã sử dụng những hình ảnh như thế này để giúp họ xác định vị trí nguồn cho các mạch phun nước dạng tinh thể băng, hơi nước và các hợp chất hữu cơ có thể theo dõi từ bề mặt của Enceladus.

Hình ảnh của NASA cho thấy bầu khí quyển của Sao Thổ và những vành đai của nó trong một hỗn hợp màu giả tạo, tổng hợp từ 12 hình ảnh chụp được vào ngày 12-1-2011. Hình ảnh này cho thấy đuôi của cơn bão lớn phía bắc của sao Thổ. Các hình ảnh được chụp bằng máy ảnh góc rộng của tàu vũ trụ Cassini bằng cách sử dụng bộ lọc quang phổ có khả năng cảm ứng với bước sóng của ánh sáng cận hồng ngoại.

Bức ảnh màu tổng hợp này, phát hành bởi NASA 23 tháng 9-2010, được xây dựng từ dữ liệu thu được bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA, cho thấy ánh sáng rực rỡ của cực quang phát ra từ khoảng gần 100 km cách khu vực cực nam của sao Thổ. Đây là một trong những bức ảnh đầu tiên trong một nghiên cứu xác định các hình ảnh cho thấy sự phát sinh cực quang trong số toàn bộ các bức ảnh được chụp bởi máy ảnh quang phổ và hồng ngoại của Cassini. Hình ảnh tổng hợp này được thực hiện từ 65 quan sát cá nhân bằng quang phổ ánh xạ và thị giác hồng ngoại từ Cassini vào ngày 01-11-2008.

Một bức ảnh cho thấy ánh sáng mặt trời phản chiếu trên một hồ nước trên mặt trăng của sao Thổ Titan do phi thuyền Cassini của NASA chụp vào ngày 8-7-2009. Ánh sáng phản chiều từ bề mặt giống gương này được gọi là phản xạ phản chiếu. Nó khẳng định sự hiện diện của chất lỏng ở bán cầu bắc của mặt trăng, nơi các cấu trúc hồ có nhiều và rộng hơn các hồ ở Nam bán cầu.

Một hình dạng kỳ quặc sáu mặt bao quanh cực Bắc của sao Thổ được phát hiện bởi camera quang phổ ánh xạ và hồng ngoại trên phi thuyền Cassini của NASA trong bức ảnh phát hành ngày 27-3-2007. Hình ảnh này là một trong những hình ảnh rõ ràng đầu tiên về vùng cực bắc, nhìn từ góc độ cực kỳ độc đáo, được phát hiện và lần cuối cùng quan sát bởi tàu vũ trụ Voyager của NASA vào đầu những năm 1980. Những hình ảnh mới của hình lục giác cực vào cuối năm 2006 đã chứng minh rằng đây là một đặc điểm dài bất thường của sao Thổ.

Hình ảnh hỗn hợp này từ tàu vũ trụ Cassini của NASA do NASA phát hành ngày 13-3-2007 cho thấy các bằng chứng về những vùng biển có thể chứa đầy mêtan lỏng hoặc ethane ở Bắc cực của Mặt trăng Titan của sao Thổ, lớn hơn bất kỳ hồ lớn nào của Bắc Mỹ và có cùng quy mô với một số vùng biển trên Trái Đất.

THANH TRÚC - HÀ MY

TheoReuters

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/thegioi/cua-so-the-gioi/item/34113702-can-canh-sao-tho-tu-con-tau-vu-tru-cassini.html