Cần tăng tốc đầu tư tư nhân

Nền kinh tế Việt Nam năm 2024 được vận hành trên nền tảng của năm 2023 nên vẫn gặp khó khăn. Những động lực truyền thống đến từ tổng cầu như đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu còn nhiều điểm nghẽn. Trong đó, phải kể đến tốc độ của đầu tư tư nhân trong quý I năm nay chỉ tăng 4,2%, bằng một nửa so với trung bình các năm trước. Nếu không có giải pháp kịp thời, hiệu quả, nền kinh tế sẽ khó đạt được mục tiêu tăng trưởng của cả năm nay từ 6 đến 6,5%.

Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, chiếm gần 50% GDP. Giai đoạn từ 2014 - 2019, tốc độ tăng trưởng của đầu tư tư nhân luôn ở mức 11 - 17%, từ năm 2020 đến nay, tăng trưởng của đầu tư tư nhân giảm tốc. Quý I năm nay, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tạm thời đóng cửa khoảng 25%, doanh nghiệp hoàn tất giải thể tăng 10%, số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường ít hơn lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, chiếm gần 50% GDP.

Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, chiếm gần 50% GDP.

Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho biết: "Đầu tư tư nhân giảm tương đối mạnh trong vòng 3 năm vừa qua, một phần do dịch bệnh, một phần do kinh tế khó khăn và một phần do cơ chế, chính sách chưa thực sự hiệu quả, thông thoáng để kích thích kinh tế tư nhân phát triển. Quý I năm nay mới tăng mức 4,2%, mức thấp nhất trong ba khu vực kinh tế tức là khu vực đầu tư công, khu vực đầu tư nước ngoài và chỉ bằng một nửa giai đoạn trước đây".

Đầu tư tư nhân giảm một phần do thị trường trong nước vẫn yếu, trong khi đa số doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp nhỏ, chỉ khai thác thị trường nội địa. Doanh nghiệp nào vẫn tiếp tục hoạt động thì cũng không biết vay vốn để làm gì do đầu ra không có. Cùng với đó là vướng mắc về pháp lý; nghĩa vụ tài chính; chi phí đầu vào tăng và tình trạng đơn giá hàng hóa xuất khẩu chưa hồi phục khiến doanh nghiệp thận trọng hơn trong việc ký kết hợp đồng;…

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam cho hay: "Trên thực tế, dù đơn hàng đã quay trở lại nhưng đơn giá chưa thể phục hồi kỳ vọng, chỉ tăng từ 3 - 5% so với năm ngoái. Các doanh nghiệp đang hết sức thận trọng trong việc ký kết hợp đồng bởi khi đơn giá cao lên thì sẽ bị thua thiệt".

Để phục hồi tổng cầu trong năm 2024, các chuyên gia khuyến cáo cần tập trung vào khơi thông nguồn lực kinh tế tư nhân, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Để phục hồi tổng cầu trong năm 2024, các chuyên gia khuyến cáo cần tập trung vào khơi thông nguồn lực kinh tế tư nhân, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Để phục hồi tổng cầu trong năm 2024, các chuyên gia khuyến cáo cần tập trung vào khơi thông nguồn lực kinh tế tư nhân, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó, cần tiến hành giảm các loại thuế phí cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng cho khu vực này.

Ông Jonathan Pincus, Chuyên gia cao cấp UNDP cho biết: “Chúng ta phải có cơ chế chính sách để khu vực kinh tế tư nhân tiếp cận đc khu vực FDI, để khi khu vực FDI vào sẽ lan tỏa mạnh hơn. Một điểm nữa là khi chúng ta cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt là lòng tin của nhà đầu tư bao gồm pháp luật, thể chế thì sẽ thúc đẩy tốt hơn hoạt động đầu tư tư nhân".

Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp cũng cần chủ động quyết liệt tái cơ cấu, quan tâm quản trị rủi ro; chủ động tìm hiểu, tiếp cận các chương trình, gói hỗ trợ, nhất là các gói hỗ trợ tài khóa, thuế - phí... Đồng thời, tiếp tục đa dạng hóa thị trường, đối tác, nguồn cung; quan tâm hơn đến năng lực thích ứng, năng lực quản trị doanh nghiệp, chuyển đổi xanh, nhất là với các thị trường khó tính như Mỹ, EU… Thực thi chiến lược chuyển đổi số cần gắn với bài toán đầu tư công nghệ, nhân sự số, dữ liệu số.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/can-tang-toc-dau-tu-tu-nhan-238829.htm