Cảo thơm lần giở: Hegel nghĩ gì?

Tư duy Đông và Tây đôi khi có những sự gặp gỡ lý thú. Học thuyết biện chứng của triết gia Đức Hegel (thế kỷ 19).

Có những luận điểm phảng phất gần quan niệm âm dương của phương Đông từ thời cổ đại.

Biện chứng cổ nghĩa là mọi sự vật đều theo quy luật vận động và phát triển theo một số nguyên tắc khách quan (theo từ điển tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ). Theo ngữ nghĩa, biện chứng là phương pháp biện luận có chứng thực.

Hegel (Hê-gơl, 1770 - 1831) phát triển quan điểm biện chứng thành học thuyết về các mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển. Ông là người đầu tiên đã xem toàn bộ giới tự nhiên lịch sử và tinh thần như một quá trình. Ông coi sự phát triển của các sự vật đó chỉ như bản sao chép sự phát triển của “Ý niệm tuyệt đối” thần bí.

Triết gia Hegel (thế kỷ 19).

Quan niệm về âm dương có một số điểm gần với Hegel về vận động và phát triển (thái cực hay khí là nguyên tố gốc của vũ trụ và âm dương là hai mặt tiềm năng vừa đối lập vừa bổ sung của nguyên khí đó, tác động lẫn nhau thành “tứ tượng”, “bát quái” rồi biến hóa thành muôn vật).

Hegel Friedrich (thường phiên âm là Hê-ghen) là đại diện xuất sắc của triết học cổ điển Đức thế kỷ 19. Triết học của ông duy tâm khách quan (hoặc tuyệt đối): nền tảng của thế giới là một “Ý niệm tuyệt đối”, thần bí, có trước tự nhiên và loài người; sự hoạt động của nó biểu hiện trong tư duy, trong nhận thức về mình; nó bao hàm những mâu thuẫn nội tại, nó vận động và biến đổi, chuyển hóa thành cái đối lập của mình, và như vậy phát triển biện chứng. Phương pháp biện chứng của ông (sự phát triển bắt nguồn từ những thay đổi về số lượng sang những thay đổi về chất lượng...): phàm sự vật trong vũ trụ, hễ có cái chính (thèse) thì đồng thời cũng có cái phản (antithèse), hai cái ấy xung đột nhau mà sinh ra cái thứ ba là cái hợp (synthèse) (Từ điển Đào Duy Anh). Triết học của ông và triết học cổ điển Đức nói chung là một trong những nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Marx. Những quan điểm xã hội và chính trị của ông rất mâu thuẫn: một mặt phản ánh nhân sinh quan tiến bộ của giai cấp tư sản và Cách mạng tư sản Pháp 1789, một mặt lại phản ánh sự phản ứng của quý tộc Đức không muốn có một sự thay đổi căn bản trong chế độ phong kiến (khinh bỉ nhân dân, muốn có một chế độ đẳng cấp, coi thường các dân tộc Xla-vơ, tuyệt đối hóa nước Đức). Ông có ảnh hưởng lớn đến văn nghệ thế kỷ 19 và 20, đặc biệt qua tác phẩm Những bài giảng về mỹ học (xuất bản những năm 1836-1838).

Sau đây là một số suy nghĩ của Hegel:

Muốn hết khô âm đạo khi quan hệ, hãy làm theo cách sau

Cụ ông 82 tuổi chia sẻ cách "chấm dứt" Đờm, Ho, Khó thở vì Hen suyễn

Trí tuệ thì tư duy: đối tượng của nó là cái gì tồn tại, và tư duy cái tồn tại đúng như nó.

Lý tính chỉ có thể tư duy và hành động trong thế giới, vì thế giới không phải là một mớ hỗn độn thuần túy.

Con người không có gì khác là chuỗi hành động

của y.

Không có gì vĩ đại thực hiện được một cách vĩ đại nếu không có niềm đam mê.

Lý tính ngự trị thế giới và vì vậy nó đã và đang ngự trị lịch sử thế giới.

Lịch sử thế giới là sự tiến bộ của ý thức tự do.

Trải nghiệm và lịch sử dạy cho chúng ta là nhân dân và chính quyền chưa từng bao giờ học được những bài học của lịch sử.

Trong thứ tự những phương tiện sử dụng để thể hiện cái tuyệt đối, tôn giáo và văn hóa bắt nguồn từ lý tính có mức độ cao nhất, cao hơn hẳn mức độ của nghệ thuật.

Hữu Ngọc

Nguồn SK&ĐS: http://suckhoedoisong.vn/cao-thom-lan-gio-hegel-nghi-gi-n134313.html