Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (P1)

Tìm hiểu về cuộc đời của một CEO, từ thời thơ ấu cho tới khi trở thành người điều hành một trong những hãng ô tô lớn nhất thế giới.

Carlos Ghosn là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành của Nissan Motor Co, Ltd – một công ty ô tô toàn cầu với hơn 240.000 nhân viên và doanh thu hơn 110 tỷ USD. Với cương vị vừa là CEO của Nissan Motor và Renault, đồng thời là Chủ tịch liên minh Renault-Nissan, Ghosn chia thời gian của mình hằng tháng ở tại Nhật Bản, Pháp và các thị trường khác, nơi các công ty đang hoạt động như Mỹ, Brazil, Trung Quốc và Trung Đông. Lối sống như vậy có thể ảnh hưởng tới bất cứ ai – cả về mặt thể chất lẫn xã hội. Nhưng đó là những gì mà những người lãnh đạo toàn cầu cần phải làm.

Cuộc sống của một CEO toàn cầu là như thế nào? Những kinh nghiệm cá nhân từ bé cho tới khi trưởng thành sẽ phát triển đội ngũ cho công ty, giúp tạo nên một Ghosn với đẳng cấp cá nhân và là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu là gì? Trong phần tự truyện đặc biệt này, Ghosn sẽ chia sẻ câu chuyện cuộc đời mình, những sự thật và bài học chuyên môn để đạt được thành công.

CHƯƠNG 1: THỜI NIÊN THIẾU VÀ VIỆC HỌC

Di chuyển trên trời vào ngày nghỉ lễ năm mới

Tôi đang bay ở đâu đó trên biển Đại Tây Dương, ở độ cao khoảng 14.000 m. Khi bay tới Brazil, tâm trí tôi lại hướng về Nhật Bản. Theo truyền thống, tôi thường dành kỳ nghỉ năm mới cùng gia đình, nhưng tôi cũng ước giá như mình có thể ở Nhật Bản vào tất cả các ngày lễ trong năm. Tôi muốn dành những lời chúc mừng năm mới tới tất cả mọi người.

Là giám đốc điều hành của cả Nissan Motor và Renault và Chủ tịch của Renault-Nissan Alliance, tôi chia thời gian mỗi tháng của mình ở Nhật Bản, Pháp và các thị trường khác, nơi mà các công ty hoạt động, chẳng hạn như Mỹ, Brazil, Trung Quốc và Trung Đông. Mọi người thường hỏi tôi thường làm những gì hằng ngày. Thật khó để trả lời, vì chẳng ngày nào giống ngày nào. Điều đó còn tùy vào nơi tôi đang làm việc và quyết định gì sẽ được đưa ra. Nhưng dù mỗi ngày là khác nhau, tôi luôn tập trung vào kết quả và thành công của doanh nghiệp.

Dù ở đâu, tôi vẫn giữ thói quen dậy sớm. Tại Paris, tôi thường đến văn phòng lúc 7 giờ 30 sáng. Tại Nhật Bản, tôi đến vào lúc gần 8 giờ sáng, vì mất nhiều thời gian di chuyển giữa nhà tôi ở Tokyo và văn phòng của Nissan tại Yokohama. Khi đến nơi, tôi thường lặng lẽ làm việc một mình trong nhiều giờ. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời nhất của tôi.

Hầu hết lịch trình làm việc trong ngày của tôi diễn ra rất chặt chẽ. Các cuộc họp kéo dài từ 8 giờ sáng cho tới tận cuối ngày, khoảng 8 giờ tối. Việc tôi rời Tokyo vào tối thứ Sáu, tham dự các cuộc họp tại một nước khác vào ngày cuối tuần, và sau đó bay tới Paris làm việc cả tuần là chuyện hoàn toàn bình thường. Tôi có thể ngủ trên máy bay. Lối sống này có thể ảnh hưởng tới bạn, cả về mặt thể chất lẫn xã hội. Bạn sẽ phải đánh đổi và phải kiểm soát được nó. Nhưng đây là điều bắt buộc đối với rất nhiều lãnh đạo trong kỷ nguyên toàn cầu hóa.

Toàn cầu hóa đang thay đổi hình thái kinh doanh, hay nói cách khác là sẽ tăng tính cạnh tranh. Chúng tôi nhận ra được xu hướng xã hội định hình việc kinh doanh trên toàn cầu như thế nào: đó là các vấn đề về bản sắc dân tộc và sự hồi sinh của chủ nghĩa dân tộc. Hai xu hướng này đang cùng tồn tại. Để hiểu hơn về những gì tôi đang nói thì hãy liên tưởng tới Brexit. Nước Anh muốn rời khỏi liên minh châu Âu, nhưng họ vẫn muốn giao thương với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.

Cả hai xu hướng này chắc chắn cũng diễn ra với Nissan. Toàn cầu hóa giúp chúng tôi có thể bán xe tại hơn 160 quốc gia và thu hút nhiều nhân tài. Nhưng bản sắc của chúng tôi vẫn hoàn toàn là từ Nhật Bản.

Như đã nói, tôi vận hành cả Renault, một hãng ô tô của Pháp. Trong suốt 17 năm qua, Renault và Nissan đã trở thành một liên minh vô cùng độc đáo để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho cả hai công ty. Hai công ty đã cùng chia sẻ mục tiêu, dù rằng khác biệt về văn hóa và bản sắc. Liên minh Renault-Nissan là một ví dụ cho việc bất chấp sự khác biệt về ngôn ngữ, lãnh thổ, truyền thống, vẫn có thể cùng nhau lớn mạnh. Bằng cách này, liên minh tạo ra cả những cơ hội toàn cầu hóa và lợi ích của chủ nghĩa cá nhân.

Chính sự toàn cầu hóa và bản sắc đã khắc họa nên Nissan cũng như về cuộc đời tôi. Ông tôi là người Li-băng di cư tới Brazil, nơi tôi được sinh ra. Tôi dành cả thời niên thiếu và học trung học tại Li-băng trước khi học Đại học tại Pháp và nhập quốc tịch Pháp. Tôi cũng từng sống ở Mỹ nhiều năm và bạn bè tôi vẫn còn ở đó.

Nhưng tôi cảm thấy mình là người Brazil thực sự khi tôi quay về Brazil, vì thế, bạn có thể hình dung ra tôi đã tự hào như thế nào khi cầm ngọn đuốc Olympic tại quê nhà vào lúc bắt đầu kỳ Olympic Rio 2016 diễn ra vào mùa hè năm ngoái. Một số người nói với tôi rằng:”Ông giống như một người hoàn toàn khác khi ông trở về Rio". Có lẽ là vì tôi được quay về với nguồn cội của mình.

Các con của tôi cũng lớn lên dưới sự ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa. Chúng sinh ra tại Brazil và Mỹ, học tại Pháp, Nhật Bản và Mỹ. Bất cứ nơi nào chúng đến, chúng lại đón nhận những nét văn hóa đặc sắc của vùng miền đó: Chúng học được sự nhân từ và chân thật của người Nhật Bản, nhưng vẫn có được cách suy nghĩ độc đáo của người Pháp. Tôi tin rằng, một ngày nào đó, thế giới sẽ tràn ngập những người như chúng, giữ được bản sắc của mình và cũng luôn hội nhập.

Nơi một người sinh ra không còn là nơi quyết định vận mệnh của họ. Hai mươi năm trước, sẽ là bình thường khi một người làm việc tại quê nhà, còn nay, mọi người thường sống và làm việc xa nơi họ sinh ra. Điều này mở ra những cơ hội mới, nhưng cũng đồng thời mang tới những rủi ro. Ví dụ, toàn cầu hóa đòi hỏi nhiều người làm việc tại một đất nước xa lạ lâu hơn. Bên cạnh việc phải thích nghi với môi trường mới, họ sẽ phải đối mặt với sự mệt mỏi của việc di chuyển trên máy bay, thậm chí mất đi những người bạn. Những hy sinh đó sẽ vô cùng tuyệt vời và họ cần rất nhiều quyết tâm và sức lực để có thể vượt qua những thách thức đó. Cuộc sống của tôi sẽ chẳng là gì nếu không có những hy sinh đó. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, cho phép mọi người nhìn thấy tiềm năng của bản thân và đạt tới thành công.

Mọi người dân trên toàn cầu, đặc biệt là ở Nhật Bản, đang mở ra với những ý tưởng về cuộc sống phẳng. Trong bối cảnh này, tôi muốn chia sẻ câu chuyện của chính mình, mong rằng sẽ tạo ra nguồn cảm hứng cho các bạn.

Tiểu sử gia đình, câu chuyện của tôi: Nguồn gốc Li-Băng và tuổi thơ ở Brazil đã định hình nhân cách tôi từ sớm như thế nào.

Tên đầy đủ của tôi là Carlos Ghosn Bichara – đặt theo ông tôi Bichara Ghosn. Ông sinh ra tại căn cứ Mount Li-băng, nơi có nhiều tín đồ thiên chúa Ma-rôn và những cây bách hương Li-băng hàng trăm năm tuổi. Tín đồ giáo phái Ma-rôn là một phần của của Giáo hội công giáo La Mã vẫn còn duy trì cấu trúc và những nghi lễ từ ngàn xưa. Cho đến ngày nay, tín đồ giáo phái Maron vẫn sử dụng Mass tại Syria, được biết đến là ngôn ngữ sử dụng bởi người theo đạo Thiên chúa.

Mâu thuẫn tôn giáo và nghèo khó khiến cuộc sống tại Li-băng trở nên khó khăn vào đầu thế kỷ 20. Để thoát khỏi chúng, năm 13 tuổi, ông tôi đã bước lên một chiếc thuyền và ra đi, trong tay chỉ có duy nhất một chiếc vali. Phải mất 3 tháng để ông di chuyển tới Thủ đô Li-băng của Bê-rút tới Rio de Janeiro (Brazil).

Sau khoảng thời gian làm việc ngắn tại Rio, ông di chuyển tới vùng lưu vực sông Amazon để tìm kiếm cơ hội lớn hơn. Ông hạ cánh tại Sao Miguel do Guapore, trước khi nó trở thành một phần của Brazil và cuối cùng định cư tại vùng chưa phát triển của Porto Velho, ngày nay là thủ phủ của Rondonia.

Các sản phẩm nông nghiệp, trong đó có cao su, được thu hoạch tại đó. Khu vực này nhanh chóng trở thành vùng trung tâm sản xuất cao su của thế giới, dẫn đến một làn sóng di cư và nguồn cung ứng dồi dào. Khi đầu tư tại môi trường này, ông tôi đã lãnh đạo một số công ty, một trong số đó cung cấp dịch vụ hỗ trợ từ địa phương cho các công ty hàng không muốn mở thêm các tuyến bay tới Amazon. Cha tôi cùng anh em ông cuối cùng cũng thừa kế lại sự nghiệp của cha mình sau khi ông qua đời.

Việc người nhập cư Li-băng trở về quê hương, kết hôn và sau đó quay lại là việc rất phổ biến. Điều này cũng đúng với ông nội của tôi. Thông qua sự giới thiệu của một người bạn, ông gặp bà tôi tại Beirut. Một vài năm sau, họ kết hôn và cha tôi, Jorge Ghosn ra đời tại đất nước Brazil.

Cha tôi khi trưởng thành cũng đã đến Li-băng. Ở đó, ông gặp và kết hôn với mẹ tôi. Tên bà là Rose, nhưng lại lấy tên là Zetta. Bà sinh ra tại Nigeria và sau đó tới Li-băng học tập. Tôi vẫn còn nhớ mẹ của bà – tức bà ngoại tôi. Bà ngoại có sức ảnh hưởng rất lớn tới tôi. Bà là một người vô cùng ngăn nắp, trung thực và đứng đắn. Bà rất nghiêm khắc, vì thế, khi tôi còn nhỏ, tôi không thích bà lắm. Tôi đã học hỏi được nhiều thứ bởi sẽ có những người mà bạn nhớ tới nhất, luôn đọng lại những ấn tượng khó quên trong lòng bạn. Tôi được như ngày hôm nay phần lớn là ảnh hưởng từ bà.

Mẹ tôi cũng tác động tới cuộc đời của tôi rất nhiều. Không giống như bà ngoại tôi – và có lẽ như một kết quả – bà lại không nghiêm khắc lắm. Mẹ tôi là người phụ nữ tràn đầy tình thương yêu và vô cùng gần gũi. Bà sùng bái nước Pháp. Bà nói tiếng Pháp rất tốt và thậm chí còn giống người Pháp hơn những người sinh ra tại Pháp. Điều này ảnh hưởng tới lựa chọn của tôi trên con đường học tập và gia đình của tôi sinh sống ở Paris trong nhiều năm.

Mẹ tôi bây giờ đã 86 tuổi, định cư ở Brazil cùng hầu hết các thành viên trong gia đình. Hai chị gái của tôi sống gần mẹ ở Rio de Janeiro. Cha tôi đã qua đời và tôi trở lại Paris vài lần trong năm. Nhìn chung, gia đình tôi sống rất gắn bó.

Tôi muốn kể qua về tiểu sử gia đình mình bởi nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến việc định hình nhân cách và cuộc đời của tôi sau này. Một phần câu chuyện của tôi bắt đầu từ năm 1954, ngay sau khi cha mẹ tôi kết hôn và định cư ở Porto Velho. Chị gái tôi cũng đã được sinh ra tại đó.

Từ những gì mẹ tôi kể với tôi, tôi đã tràn đầy năng lượng từ khi còn là một đứa trẻ. Nhưng khi tôi 2 tuổi, có một biến cố ngoài ý muốn. Ngôi nhà của chúng tôi ở khu vực nhiệt đới xung quanh Amazon và bị tấn công bởi muỗi. Nhà nhà cho trẻ con uống nước sôi để phòng bệnh, nhưng một ngày tôi vô tình uống phải nước chưa đun sôi. Tôi bị sốt cao. Mọi người kể lại rằng tôi dường như đã cận kề với cái chết. Bác sĩ nói với cha mẹ tôi rằng để tôi có cơ hội sống thì họ phải cho tôi ở nơi có khí hậu ôn hòa hơn, có nước sạch để uống. Nói cách khác, chúng tôi phải rời khỏi nơi này.

Người cha không thể nào quên – Lagrovole: Những bài học giá trị về cuộc sống từ người thày giáo đáng kính khi rời đến Li-băng

Theo lời khuyên của bác sĩ, chúng tôi rời đến Rio de Janeiro, tuy nhiên tình trạng của tôi không được cải thiện nhiều. Lo lắng về sức khỏe hồi khá chậm, mẹ tôi thuyết phục bố để tôi được tiếp tục điều trị tại nơi có khí hậu và điều kiện môi trường trong lành và dễ chịu hơn.

Carlos Ghosn (ở giữa, thứ hai từ dưới lên) trong buổi lẽ tốt nghiệp cấp 3 tại trường Notre Dame, Lebanon.

Sau một cuộc trao đổi khá dài, cha tôi đồng ý rằng mẹ tôi, chị gái và tôi sẽ rời đến Lebanon còn ông thì sẽ ở lại Brazil. Mặc dù phải ra đi, nhưng tình cảm của tôi dành cho đất nước Brazil không hề thay đổi. Chúng tôi cũng thường xuyên trở lại Rio để thăm cha.

Lebanon gắn liền với thời thơ ấu của tôi khác rất nhiều với Lebanon mà ông bà tôi đã rời đi nửa thế kỷ trước. Xã hội tồn tại dựa trên tinh thần bình đẳng giới tính và văn hóa. Con người mang tôn giáo khác nhau nhưng sống với nhau một cách hòa thuận, Lebanon đã từng được gọi là “Thụy Sỹ của vùng Trung Đông” cho đến khi cuộc nội chiến nổ ra vào năm 1975.

Mặc dù Lebanon chiến thắng và giành được độc lập từ tay Pháp vào năm 1943, nhưng đất nước này vẫn thuộc khối văn hóa Pháp. Những người dân Li-băng coi việc các nền văn hóa cùng tồn tại như một điều tích cực. Thật vậy, tôi lớn lên trong một môi trường đa văn hóa. Notre Dame, ngôi trường công giáo mà tôi từng học, cung cấp đào tạo xuyên suốt tới bậc trung học, với vị hiệu trưởng người Pháp, các giáo viên người Ai Cập và Si Ri. Hiểu theo nhiều cách khác nhau thì một tổ chức công giáo được coi như một “tập đoàn đa quốc gia” đầu tiên trên thế giới.

Tôi là một học sinh có học lực tốt, tuy nhiên cũng là một thành phần nổi loạn, cá biệt. Mẹ tôi vô cùng thất vọng khi con bà nổi tiếng là một “đứa trẻ rắc rối” ở trường. Tôi thích môn Lịch sử, Địa lý và Ngôn ngữ và học rất chăm chỉ ở nhà. Tuy nhiên khi ở trường, tôi thường hay lêu lổng cùng đám bạn, làm những thứ ngu ngốc và gây ra nhiều rắc rối tai hại.

Tôi có rất nhiều năng lượng trong người và luôn tìm cách để giải tỏa. Bây giờ khi nhìn lại quãng thời gian đó, tôi biết mình đã làm những điều khờ dại nhưng thực sự không hối tiếc. Phải chăng, sau tất cả đó không phải là tuổi trẻ hay sao?

Tôi đã không là gì nếu thiếu đi một hình mẫu tích cực. Người có tác động lớn nhất đến tôi trong thời gian này là một giáo viên người Pháp – Cha Lagrovole. Ông là giáo viên văn học Pháp. Ông trông mập mạp, hơi khom trong dáng người khắc khổ nhưng ông có giọng đọc thơ tuyệt vời.

Sở thích của tôi là đọc truyện ngụ ngôn của Jean de La Fontaine, thường được gọi Ngụ Ngôn Aesop của Pháp. “Một ngày nọ, vợ của chồn chiếm lấy hang của những con thỏ non,” Cha Lagrovole đọc to. Sau đó ông hỏi tôi, “Loại nhạc cụ nào có thể kết hợp với bài thơ này?”

Trước khi tôi kịp trả lời, ông nói, “Tôi nghĩ về kèm Trumpet khi tôi nghe s’empara”, giải thích tiếp về âm thanh của cụm từ “chiếm lấy” (seize) nghe giống như âm thanh của loại kèn này. Ông khơi gợi các ý tưởng và hát lên một cách rạng rỡ: “S’empara, s’empara”. Mặc dù rất nghiêm khắc với sinh viên, nhưng tất cả các lớp học của ông đều rất thú vị. Với độ tuổi của ông, chúng tôi nhìn ông như một nhà thông thái, từng trải và kiên định.

Một điều mà tôi học được từ ông đó là tầm quan trọng của việc diễn đạt ý tưởng một cách ngắn gọn. Cha Lagrovole thường nói, “Khi bạn khiến mọi thứ trở nên phức tạp, nghĩa là bạn chẳng hiểu gì cả.” Ông còn là biểu tượng về một người có đức tính vĩ đại, là một trong số những tu sĩ của thời đại đã rời bỏ gia đình để đi dạy học những môn như tiếng Pháp và văn học cho thế giới. Trong thời nổi loạn của tôi, vẫn có rất nhiều bài học của ông được tôi khắc sâu trong tim.

Một người nữa có ảnh hưởng đến cuộc đời tôi chính là mẹ. Vào năm 17 tuổi, tôi đối mặt với quyết định quan trọng của cuộc đời: Tôi sẽ chọn lựa con đường học vấn tiếp theo như thế nào. Một lựa chọn hoàn hảo có thể chập nhận được là tiếp tục con đường học tập như bình thường tại Lebanon, nhưng mẹ tôi cố gắng thuyết phục tôi xem xét việc học đại học ở Pháp vì điều này tốt cho việc phát triển bản thân của tôi hơn. Bà đưa tôi vào một tình huống khá khó khăn, tuy nhiên tôi chấp nhận và qua được kì thi Baccalareat – kì thi đầu vào của trường đại học Pháp. Tôi may mắn đã có rất nhiều bạn bè thân thiết trong suốt 11 năm trong trường tại Lebanon, và tình bạn đó vẫn duy trì đến tận ngày hôm nay. Nhưng tôi cảm giác rằng định mệnh của mình là ở Pháp. Một lần nữa, tôi rời bỏ căn nhà thứ hai của mình tiến đến một chân trời mới.

Cuộc sống sinh viên tại Paris: Con đường học hành xuống dốc

Hệ thống đại học tại Pháp khác hoàn toàn với những quốc gia khác. Đầu tiên các sinh viên phải trải qua kỳ thi được gọi là Baccalaureat (tú tài) để được nhận vào hệ đại học. Tuy nhiên những sinh viên vào dự định học Upper-level, được gọi là Grandes Ecoles, phải tham dự một khóa dự bị đại học trong hai năm với một kỳ thi đầu vào khác.

Ghosn (bên trái) khi học tại Paris, nơi mà anh họ của ông Ralph đã có một sự nghiệp rất thành công.

Ngôi trường dự bị của tôi, Lycee Saint-Louis, tọa lạc tại một vùng dân cư riêng biệt tại Paris. Tôi có ý định học tại trường kinh tế hàng đầu nước Pháp, Hautes Etudes Commerciales hay trường Quản lý HEC. Anh họ của tôi – Ralph, lớn hơn tôi 8 tuổi, đã tốt nghiệp tại HEC. Anh ấy làm việc tại một ngân hàng, có căn hộ tại Paris và là một biểu tượng của sự thành đạt trong mắt tôi. Tôi đã gửi anh ấy bản lý lịch của mình và xin lời khuyên về chương trình học dự bị tại HEC.

Nhưng khi hiệu trưởng của trường dự bị nhìn và hồ sơ và điểm số, ông ấy nhận ra điểm mạnh vượt trội của tôi trong môn toán học. Ông ấy nói với Ralph rằng tài năng của tôi sẽ bị chôn vùi tại HEC và đề xuất trường Ecole Polytechnique, một ngôi trường tập trung vào kỹ thuật. Hiệu trưởng của tôi tại Lycee Saint-Louise đã nói những điều tương tự: Toán học là điểm mạnh nhất của tôi, và ông ấy nghĩ tôi nên theo đuổi nó.

Bân đầu tôi khá thất vọng, nhưng Ralph đã an ủi tôi rằng tôi có thể chuyển sang kinh doanh nếu tôi không thích nghiên cứu khoa học. Như vậy cũng đủ để thuyết phục tôi cho lựa chọn này một cơ hội.

Trước khi làm được điều đó, kỳ đầu tiên của tôi ở Saint-Louis quả là một thảm họa: Tôi chỉ đạt được 4/20 điểm trong môn Toán. Kết quả tồi tệ khiến tôi mở to mắt và biết mình cần phải làm những gì. Ở trường những học sinh được đặt biệt danh “chuột chũi” vì họ ở lỳ để làm bài tập môn cả ngày và không bao giờ thấy ánh mặt trời. Tôi đã quyết định tôi sẽ trở thành một con “chuột chũi”

Sự thay đổi về lối sống này đã được đền đáp: Thứ hạng của tôi được cải thiện sau kỳ thứ Hai, và đến kỳ thứ Ba, tôi đã đứng đầu lớp. Còn một năm học Toán nữa thôi và tôi có thể vào trường Ecole Polytechnique.

Tôi bước chân vào Ecole Polytechnique năm 1974. Ngôi trường này là một phần của hệ thống các trường đại học Grandes Ecoles, được thành lập vào năm 1794 trong bối cảnh cuộc Cách mạng Pháp. Nó nằm dưới sự kiểm soát của Direction generale de l’armement, một phần của bộ Quốc Phòng Pháp.

Tôi còn kiếm được khoản trợ cấp từ trường đại học này nơi đào tạo những sinh viên trẻ có thành tích cao trên khắp cả nước. Mục đích là để mang đến cho những nhà lãnh đạo trẻ triển vọng một nền giáo dục cần thiết và tinh túy giúp bảo đảm sự phát triển ổn định của nước Pháp. Điều này lý giải tại sao rất nhiều quan chức cấp cao và các nhà chính trị gia tốt nghiệp từ các trường Grandes Ecoles. Học sinh theo học không chỉ từ Pháp, mà còn từ các nước đã từng thuộc lãnh thổ của Pháp. Có rất nhiều cơ hội cho những ai muốn nâng cao địa vị xã hội ở Pháp, dù cho bạn được sinh ra tại một nơi khác.

Những kỳ vọng đều rất cao, rất nhiều bài giảng, thảo luận và bài tập mỗi ngày. Đương nhiên có cả những bài giảng nhạt nhẽo.

Một trong những kỷ niệm yêu dấu nhất của tôi là chuyến đi tới Mỹ cùng 40 sinh viên cùng học. Tham gia chương trình, chúng tôi được đến thăm trường đại học Colorado và giao lưu với các sinh viên Mỹ. Tôi bị ấn tượng mạnh bởi khả năng thể hiện bản thân và kỹ năng giao tiếp tuyệt vời của họ. Tôi cảm thấy rằng nước Mỹ mở rộng cánh cổng hơn cả tại Pháp. Có rất nhiều sinh viên từ châu Âu, Nam Mỹ và châu Á, rất dễ để nhận ra rằng nước Mỹ đang thu hút rất nhiều nhân tài và những người ưu tú từ khắp nơi trên thế giới.

Sau một khởi đầu khó khăn, Ghosn đã đạt được thành công trong việc học tập tại thủ đô Pháp.

Thành tích học tập của tôi luôn được nâng cao và tôi tốt nghiệp năm 1976. Sau đó tôi đã đến một ngôi trường Grandes Ecoles khác – Ecole des Mines tại Paris, tại đó tập trung vào khoa học ứng dụng. Trong khi nhiều sinh viên sau tốt nghiệp làm việc tại các cơ quan nhà nước, tôi lại không có chút hứng thú nào với con đường đó.

Vào thời điểm này, tôi đã suy nghĩ nghiêm túc về việc học Tiến sĩ trong chương trình khoa học kinh tế. Vẫn còn nhiều điều tôi muốn nghiên cứu sâu hơn. Tôi cũng muốn tận hưởng quãng đời sinh viên và thành phố Paris xinh đẹp mà tôi đã đến và cảm nhận bằng cả trái tim. Nhưng, vẫn một con đường khác đang chờ đón tôi.

Nguồn CafeAuto: http://cafeauto.vn/kham-pha/kham-pha/carlos-ghosn-hanh-trinh-tro-thanh-ceo-hang-dau-the-gioi-p1-14550.html