Cha mẹ điên đầu khi con nghỉ hè

SGTT - Trong cái nóng cao độ của những ngày đầu hè, bữa cơm chiều của mỗi gia đình có con nhỏ càng nóng hơn với đề tài “mùa hè của con” còn nan giải, chưa biết cho con học gì và đi chơi ở đâu.

Vào hè tất cả trung tâm sinh hoạt thiếu nhi đều quá tải, không ít học sinh được cha mẹ đưa trở lại trường học để giết thời gian. Ảnh: Lê Hồng Thái Đau lòng nhất là do không có nơi vui chơi, trẻ em thành phố phải chơi ở vỉa hè hoặc lòng đường. Nhiều gia đình đành cho con ở nhà xem tivi, chơi điện tử giết thời gian. Trên thực tế đã xảy ra không ít chuyện đau lòng cho trẻ vào dịp nghỉ hè. Tại nhà Thiếu nhi TP.HCM chiều 27.5, chị Võ Thị Minh nhà ở quận Phú Nhuận tần ngần trước bảng thông báo chiêu sinh các khóa hè gồm: đàn, ca, múa, võ, vẽ, bơi lội, cầu lông, chữ đẹp… Chị đang đắn đo nên lựa chọn đăng ký cho hai đứa con, một đứa vừa hết mẫu giáo đứa kia hết lớp sáu, học gì trong cái danh sách dài dằng dặc các môn năng khiếu. Chị Minh nói: “Mỗi môn học gói gọn trong một tiếng, tuần hai buổi. Nếu chỉ học một thì chẳng bõ công đưa đón. Còn nếu đăng ký cả hai môn học cùng buổi, học phí một môn thấp cũng 120.000 – 200.000 đồng, hai đứa nhân thành bốn vị chi cũng từ 480.000 – 800.000 đồng/khóa hai tháng”. Tại nhà thiếu nhi quận Gò Vấp, sau khi dạo qua một vòng các phòng dạy năng khiếu, phụ huynh Nguyễn Thị Liễu nhà ở đường Lê Đức Thọ lắc đầu, nói: “Năm nào tựu trung lại cũng viết chữ đẹp, vẽ, organ, võ… Năm nay thằng nhỏ sắp vô lớp sáu, muốn tìm cho cháu một chỗ sinh hoạt hè thật sự, có vui chơi, du lịch, dã ngoại nhưng không biết ở đâu?” Trung bình mỗi mùa hè, hệ thống các nhà thiếu nhi tại 24 quận, huyện ở TP.HCM đón tiếp hàng trăm ngàn lượt thiếu nhi đến đăng ký học các môn năng khiếu. Mặc dù các khóa chưa khai giảng, nhưng hiện nay có nơi ở nội thành đã thông báo khóa sổ một số lớp. Nhà thiếu nhi quận 1 nổi tiếng có nhiều hoạt động thu hút các em, nhưng nhìn quanh quẩn cũng chỉ các lớp năng khiếu, sân khấu kịch và sinh hoạt định kỳ mỗi chủ nhật hàng tuần. Trên trang blog cá nhân, mẹ của một bé có tên là Hải Đông kể, chị không muốn nhồi nhét cho con từ bé, nhưng chị cũng không biết “phải để nó ở đâu để nó chơi thoải mái ba tháng hè”. Ngày cuối cùng của năm học, vừa lãnh thưởng xong bé liền gọi điện cho bà ngoại nói với bà là chuẩn bị “chịu đựng” cháu, vì cháu sắp được nghỉ hè rồi! Có điều bà và ông bây giờ đều yếu, gửi Đông ở đó thì chị áy náy thương ông bà, để ở nhà một mình thì không yên tâm. Đông đã từng tự động thay bóng điện, đốt giấy, cắm phích điện lung tung. Cho đi học thêm cũng “chết”, bởi toàn học từ 2 – 4 giờ, vẫn trong giờ làm việc của mình, ngày ngày trốn việc đưa đón con cũng không ổn. Tóm lại là chị vẫn chưa biết phải quyết định thế nào với ba tháng hè vui vẻ của con. Giống trường hợp mẹ của bé Hải Đông, nhưng anh Lý Công Chánh ở quận 8 thì may mắn hơn vì… ông bà còn ở quê. Anh cho biết giữa tháng sáu sẽ gửi hai con trai theo đứa cháu về quê nội ở Tiền Giang một tháng. “Quê nội ở Cai Lậy cũng không xa thành phố là bao; có ông bà cô bác, có hương đồng gió nội, lại có đứa cháu đang là sinh viên trông coi. Các cháu vừa được nghỉ hè thỏa thích vừa tiết kiệm mà ông bà cũng vui”, anh Chánh nói. “Học kỳ nhà quê” có lẽ là phương án tối ưu cho những gia đình trẻ, nhưng không phải ai cũng có điều kiện may mắn như vậy, đặc biệt là với những bà mẹ con còn ít tuổi. “Cho con đi học các trường năng khiếu, vui chơi thì phải có thời gian đưa đón. Ở nhà một mình không được, nên đành xin cô giáo cho cháu đi học lại mẫu giáo với các cháu ba tuổi”. Lời của một phụ huynh tên Lam ở Hà Nội “Cho con đi học các trường năng khiếu, vui chơi thì phải có thời gian đưa đón. Ở nhà một mình không được, nên đành xin cô giáo cho cháu đi học lại mẫu giáo với các cháu ba tuổi”. Mặc dù phụ huynh không muốn, trẻ không hào hứng, nhưng cuối cùng có lẽ học hè vẫn là giải pháp mà đa số phụ huynh buộc phải lựa chọn. Chị Khánh Lam, nhà ở Giảng Võ, Hà Nội tâm sự, con gái chị năm nay lên lớp một. “Hè này cháu hết tuổi đi mẫu giáo nhưng lớp một chưa vào. Gia đình không có ai trông, cho con đi học các trường năng khiếu, vui chơi thì phải có thời gian đưa đón. Ở nhà một mình không được, nên đành xin cô giáo cho cháu đi học lại mẫu giáo với các cháu ba tuổi. Như vậy vừa có người trông bé, đến lớp bé có thể giúp cô giáo chơi với các em nhỏ hơn. Mình cho con đi học lẻ, tiện giờ nào đi giờ đó. Hà Nội ít nơi vui chơi quá, quanh đi quanh lại có vài trò”, chị Lam nói. Ông Nguyễn Văn Tùng, ở quận Gò Vấp, TP.HCM lý giải về việc lựa chọn đăng ký cho con học hè vì “không tìm đâu ra sân chơi nào phù hợp cho cháu”. Hai vợ chồng ông buôn bán suốt ngày ngoài chợ Tam Bình, dù con đã 12 tuổi nhưng để nó ở nhà tự do thì sợ sinh tật, không theo bạn ra quán net cũng đi đá banh ngoài đường còn nguy hiểm hơn. Tại điểm đăng ký lớp học năng khiếu bơi lội ở câu lạc bộ Kỳ Đồng, quận 3, TP.HCM, phụ huynh Ngô Thị Tuyết có con đang học lớp sáu trường trung học cơ sở Kiến Thiết cho biết, chị đến để đăng ký cho con học bơi vì nó thích bơi lội. “Nhưng đầu tháng bảy này cháu vẫn phải vô trường học thêm hè vì sức học của cháu chỉ trung bình. Hơn nữa nhà chỉ có mình nó không vô trường thì ai trông nom”, bà Tuyết nói. Mặc dù hàng năm thành phố đều có kế hoạch hoạt động và ban chỉ đạo hè từ cấp thành phố đến quận, huyện, khu phố, tuy nhiên các nơi cũng chỉ tổ chức sinh hoạt định kỳ nhiều lắm là tháng hai lần và phần nhiều mang tính phong trào. Một số trung tâm sinh hoạt có mở các lớp phối hợp vui chơi giải trí với huấn luyện kỹ năng, rèn luyện thể lực song thu học phí cao nên nhiều phụ huynh với không tới. Do vậy, nói như bà Tuyết: “Hô hào thì dễ, nhưng thực hiện cho bọn trẻ vui hè theo đúng nghĩa chẳng dễ chút nào trong điều kiện ở thành phố hiện nay”. Trẻ tự kỷ, chết đuối, bỏng… tăng mạnh Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, đối với trẻ em, tình trạng tự kỷ ngày càng tăng, chủ yếu là trẻ em thành phố, “Nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ mải đi làm, trẻ thiếu chỗ vui chơi lại bị nhốt trong nhà không giao lưu với bên ngoài”. Thiếu chỗ chơi trẻ em chịu nhiều thiệt thòi. Đã xảy ra không ít chuyện đau lòng vào dịp nghỉ hè chỉ vì trẻ không biết làm gì mà nghịch ngợm rồi chịu hậu quả. TS Nguyễn Viết Lượng, viện Bỏng quốc gia cảnh báo, vào mùa hè số lượng bệnh nhân cấp cứu là trẻ em tăng mạnh. Các em chủ yếu bị bỏng lửa, điện. Trẻ ở nông thôn vào cấp cứu bỏng điện do trèo cột điện bắt chim, thả diều. Nguyên nhân chính là do sự lơ là, bất cẩn của người lớn khi chăm sóc cũng như quản lý trẻ trong thời gian trẻ nghỉ hè với gia đình. Ngoài ra, dù mới đầu hè nhưng tại các vùng nông thôn liên tục xảy ra các ca chết đuối. Lý do là trẻ em được nghỉ hè tranh thủ giúp gia đình hoặc đi bơi nhưng không có sự quản lý của người lớn. Theo số liệu mới nhất của bộ Y tế, 50% tai nạn thương tích gây tử vong ở trẻ em là do đuối nước. Mỗi ngày có khoảng 12 trẻ em chết đuối. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, đối với trẻ em, tình trạng tự kỷ ngày càng tăng, chủ yếu là trẻ em thành phố, “Nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ mải đi làm, trẻ thiếu chỗ vui chơi lại bị nhốt trong nhà không giao lưu với bên ngoài”. Thiếu chỗ chơi trẻ em chịu nhiều thiệt thòi. Đã xảy ra không ít chuyện đau lòng vào dịp nghỉ hè chỉ vì trẻ không biết làm gì mà nghịch ngợm rồi chịu hậu quả. TS Nguyễn Viết Lượng, viện Bỏng quốc gia cảnh báo, vào mùa hè số lượng bệnh nhân cấp cứu là trẻ em tăng mạnh. Các em chủ yếu bị bỏng lửa, điện. Trẻ ở nông thôn vào cấp cứu bỏng điện do trèo cột điện bắt chim, thả diều. Nguyên nhân chính là do sự lơ là, bất cẩn của người lớn khi chăm sóc cũng như quản lý trẻ trong thời gian trẻ nghỉ hè với gia đình. Ngoài ra, dù mới đầu hè nhưng tại các vùng nông thôn liên tục xảy ra các ca chết đuối. Lý do là trẻ em được nghỉ hè tranh thủ giúp gia đình hoặc đi bơi nhưng không có sự quản lý của người lớn. Theo số liệu mới nhất của bộ Y tế, 50% tai nạn thương tích gây tử vong ở trẻ em là do đuối nước. Mỗi ngày có khoảng 12 trẻ em chết đuối.

Nguồn SGTT: http://sgtt.com.vn/thoi-su/122967/cha-me-dien-dau-khi-con-nghi-he.html