Chàng kỹ sư cơ điện bén duyên 'môi trường'

Nói đến công nhân môi trường chúng ta thường nghĩ ngay đến những chiếc chổi tre hay tiếng xe đẩy leng keng, trên thực tế, cùng với sự đổi mới trong yêu cầu chuyên môn, nghề môi trường đã và đang dần chuyển mình từ thu gom, quét hút đến cao hơn là đốt rác phát điện. Cái duyên đến với nghề công nhân môi trường của chàng kỹ sư điện Nguyễn Tư Vinh, Công nhân giỏi Thủ đô cũng bắt đầu từ sự chuyển mình như thế.

Năm 2016, sau 22 tháng thi công, ngày 16/9/2016, Nhà máy Nedo đã hoàn thành phần xây dựng, lắp đặt dây chuyền kỹ thuật và được đưa vào vận hành thử nghiệm. Toàn bộ thiết bị và công nghệ vận hành của Nhà máy đều do Công ty Hitachi Zosen (Nhật Bản) cung cấp và chuyển giao.

Về phía Việt Nam, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội, đơn vị được UBND thành phố Hà Nội giao vận hành, thực hiện xây dựng phần móng, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật có liên quan, lắp dựng, vận hành dây chuyền công nghệ (dưới sự giám sát, đánh giá của các chuyên gia Nhật Bản). Nhà máy sử dụng công nghệ đốt rác phát điện tiên tiến của Nhật Bản với công suất 75 tấn/ngày. Đây được đánh giá là dự án tiên phong trong quy trình xử lý rác thải công nghiệp hiện đại chưa từng có tại Việt Nam và khu vực.

Những yêu cầu mới trong công việc chính là cái duyên dẫn dắt chàng kỹ sư điện Nguyễn Tư Vinh đến với nghề môi trường. Đến nay, sau hơn 8 năm công tác, chàng kỹ sư trẻ ngày nào đã là trưởng kíp điện, Chi nhánh Xử lý chất thải công nghiệp để phát điện, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội.

Nhắc lại kỷ niệm về nghề, anh Nguyễn Tư Vinh cho biết, tháng 10/2016, tôi được tuyển dụng vào vị trí kỹ sư kỹ thuật điện tại Tổ quản lý vận hành tạm thời để phục vụ công tác vận hành thử nghiệm nhà máy xử lý chất thải công nghiệp để phát điện, từ tháng 1/2019 được giao nhiệm vụ trưởng kíp điện chịu trách nhiệm đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện của Nhà máy.

Những yêu cầu mới trong công việc chính là cái duyên dẫn dắt chàng kỹ sư điện Nguyễn Tư Vinh đến với nghề môi trường.

Những yêu cầu mới trong công việc chính là cái duyên dẫn dắt chàng kỹ sư điện Nguyễn Tư Vinh đến với nghề môi trường.

“Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp để phát điện là món quà được Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam, với công nghệ cao đốt rác để phát điện, đây là nhà máy hiện đại nhất Đông Nam Á, 100% các thiết bị đều được chuyển từ Nhật Bản sang, khi vận hành nhà máy, nếu máy móc, thiết bị có vấn đề phát sinh sự cố, phải mời chuyên gia Nhật sang thẩm định và tư vấn, nếu hỏng hóc thì phải chờ nhập thiết bị sang, rất tốn kém và đẩy chi phí lên cao”, anh Vinh chia sẻ.

Tuy nhiên, theo anh Vinh, việc sửa chữa cũng là vấn đề khi máy móc - thiết bị tại nhà máy là những thiết bị có yêu cầu kỹ thuật cao; xuất xứ từ các thiết bị G7, đa phần không có sẵn hoặc không có trên thị trường Việt Nam. Mọi sửa chữa, lắp đặt, hiệu chỉnh thiết bị phụ thuộc hoàn toàn vào chuyên gia nước ngoài dẫn đến chi phí sửa chữa rất lớn và thời gian kéo dài. Nhà máy không thể chủ động, tự lực vận hành, xử lý các sự cố kỹ thuật xẩy ra.

Quyết tâm không để tình trạng này kéo dài, anh Vinh cùng với các đồng nghiệp đã tập trung tìm hiểu, nguyên lý hoạt động thiết bị, tận dụng kinh nghiệm và nguồn khoa học - kỹ thuật để từng bước làm chủ thiết bị, tự lực sửa chữa và tìm nguồn vật tư thay thế mà vẫn đảm bảo chất lượng đã giảm chi phí rất lớn và rút ngắn thời gian bảo dưỡng thiết bị, chất lượng được đảm bảo, chuyên gia Nhật đánh giá rất cao.

Đơn cử như trường hợp hỏng bơm nước lò hơi 306A/B, nơi đóng vai trò như trái tim của hệ thống nồi hơi nhà máy, là bơm áp lực và làm trong môi trường nước nhiệt độ cao. Hệ thống này vai trò như trái tim của hệ thống nồi hơi nhà máy, là bơm áp lực và làm trong môi trường nước nhiệt độ cao, hệ thống này sau một thời gian dừng hoạt động đã bị bó kẹt, nhảy atomat khi khởi động máy. Sự cố được chuyên gia Nhật đánh giá hư hỏng nghiêm trọng cần phải sửa chữa ngay, dự tính chi phí 500 triệu đồng và phai chờ vật tư mua từ nước ngoài chuyển về.

Hơn 8 năm công tác, từ chàng kỹ sư trẻ, anh Vinh giờ đã thành người thợ bậc cao, người công nhân giỏi của ngành Xây dựng Hà Nội.

Hơn 8 năm công tác, từ chàng kỹ sư trẻ, anh Vinh giờ đã thành người thợ bậc cao, người công nhân giỏi của ngành Xây dựng Hà Nội.

Không khuất phục trước khó khăn, anh Vinh cùng các đồng nghiệp dưới sự hỗ trợ của các kỹ sư đến từ Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tự mày mò, nghiên cứu và sửa chữa thành công với tổng chi phí chưa đến 15% dự toán.

Cũng cần phải nhắc đến các sự cố của bộ thiết bị sản xuất nước tinh khiến 315 và thanh điện trở gia nhiệt của buồng dập khói… tất cả đều đã được anh Vinh cùng các công nhân trong tổ nghiên cứu, mày mò khắc phục thành công. Đặc biệt với việc vận hành trở lại hệ thống xử lý nước tinh khiết 315, nhà máy đã tiết kiệm hơn 1,2 tỷ đồng do không phải mua 3.000m3 nước tinh khiết (400.000vnđ/m3) để phục vụ sửa chữa, thử áp nồi hơi nhà máy… Việc tự nghiên cứu thi công: Thanh điện trở gia nhiệt của bơm 306B cũng đã giúp cho đơn vị tiết kiệm được khoảng 100 triệu đồng.

Trên thực tế, đây không chỉ đơn thuần là câu chuyện kinh tế, qua trải nghiệm được thực hành, cọ sát thực tế, anh Vinh cùng cán bộ kỹ thuật của nhà máy đã phát huy được năng lực tự chủ, khả năng tư duy, sáng tạo trong công việc. Đặc biệt làm chủ công nghệ, tự tin có thể nghiên cứu, xử lý trước thiết bị có yêu cầu kỹ thuật cao, xu hướng tất yếu khi hội nhập quốc tế.

Hơn 8 năm công tác, từ chàng kỹ sư trẻ, anh Vinh giờ đã thành người thợ bậc cao, người công nhân giỏi của ngành Xây dựng Hà Nội. Năm 2023, anh Vinh đạt giải Nhì Nghề điện Công nghiệp tại Hội thi Thợ giỏi ngành Xây dựng Hà Nội lần thứ III - năm 2023. Đây cũng là bệ phóng giúp anh đạt danh hiệu Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024.

Tuấn Dũng

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/chang-ky-su-co-dien-ben-duyen-moi-truong-170817.html