'Chao đảo' trước vẻ đẹp của những miền đất có thật trong Tây Du Ký

Tây Du Ký trong lòng hàng vạn người đọc và khán giả không chỉ là một bộ phim kinh điển, mà còn là những điển tích lịch sử. Hằng năm, rất đông du khách đổ xổ đến những miền đất 4 thầy trò Đường Tăng từng đi qua. Vậy, đó là những đâu?

Thác nước Hoàng Quả Thúc, khu tự trị dân tộc Miêu, thành phố An Thuận, tỉnh Quý Châu – quê hương của Mỹ Hầu Vương.

Động Thủy Liêm chính là Hoa Quả Sơn trong phiên bản năm 1986, nằm trong khu vực thác nước Hoàng Quả Thúc, du khách có thể lựa chọn đi bộ hoặc đi thang máy đến điểm này, chạm tay qua làn nước mát lạnh để cảm nhận dòng nước chảy xuống, cảm nhận thế giới phía sau thác nước này.

Thác nước Đẩu Pha Đường, nơi 4 thầy trò cưỡi ngựa qua sông. Đây là thắng cảnh nhỏ nhất trong khu vực thác nước Hoàng Quả Thúc với độ dài 1km để du khách tham quan. Ngay trước thắng cảnh có hình điêu khắc 4 thầy trò đang cưỡi ngựa qua sông.

Khu thắng cảnh cầu Thiên Tinh, cách thác nước Hoàng Quả Thúc 6km, được gọi là Cao Lão Trang – nơi Trư Bát Giới cõng vợ. Nơi đây được du khách đặt cho cái tên “thiên đường bonsai”, “Thiên cổ tuyệt họa”.

Thác nước Trân Châu Than, thuộc khu vực thẳng cảnh Cửu Trại Câu, tỉnh Tứ Xuyên. Trân Châu Than xuất hiện phía đầu phim, khi thầy trò Đường Tăng cưỡi ngựa qua sông.

Dòng nước chảy qua những hòn đá, vách đá dưới ánh nắng mặt trời tạo nên những giọt nước đẹp như hạt ngọc trai lấp lánh, chính là cách mà người ta đặt tên cho nơi này!

Ngũ Hoa Hải, thuộc khu vực thẳng cảnh Cửu Trại Câu, tỉnh Tứ Xuyên, nơi quay Tây Du Ký bản Hồng Kông.

Khu thắng cảnh Trương Gia Giới – hình ảnh quen thuộc nhất trong bộ phim Tây Du Ký phiên bản 1986, nơi Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh.

Trương Gia Giới là một thành phố tỉnh cấp thuộc thẩm quyền của tỉnh Hồ Nam, nằm ở tỉnh tây bắc Hồ Nam. Trương Gia Giới là một trong những thành phố du lịch quan trọng nhất của Trung Quốc.

Những chú khỉ sinh sống nơi đây cũng được coi là đại diện của Tề Thiên Đại Thánh trong bộ phim kinh điển – Tây Du Ký.

Ven biển Bắc Đới Hà, thuộc thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc, nơi Tôn Ngộ Không “được sinh ra” từ hòn đá trong đầu phim.

Bồ Để Tổ sư nhận Tôn Ngộ Không làm đồ đệ, truyền dạy cho Ngộ Không 72 phép biến hóa và Cân Đẩu Vân, và Thanh Thành Sơn chính là nơi hai sư trò Ngộ Không truyền võ công trong phiên bản năm 1986.

Thanh Thành Sơn là thế giới Đạo Giáo, một trong bốn núi về đạo giáo nổi tiếng ở Trung Quốc, cũng là nơi sinh ra Đạo Giáo. Thanh Thành Sơn nằm ở thành phố Đô Giang Yển, phía tây nam của Thành Đô, 68 km về phía đông Thành Đô, với diện tích 200km2, đỉnh núi Thanh Thành bao quanh bởi rừng xanh với những ngọn núi nhấp nhô heo hút lấp lánh màu ngọc lục bảo.

“Thầm hỏi Đường Tăng, Nữ nhi xinh hay không?” – là câu hát trong Nữ Nhi Quốc, khi thầy trò Đường Tăng bị vướng vào sự si tình của các nàng Nữ Nhi Quốc. Thật ra, cổng thành Tây Lương Quốc trong phim chính là Bàn Môn – hình ảnh trong phim.

Bàn Môn là một thành cổ ở Tô Châu, một cổng thành thủy lục được xây dựng từ thời Ngô Quốc Xuân Thu.

Và đại điện của Nữ Nhi Quốc chính là công viên rừng Chuyết Chính Viên, công viên nổi tiếng ở Tô Châu.

Nơi gặp gỡ ngắn ngủi của nữ vương xinh đẹp Nữ Nhi Quốc và “anh chàng tu sĩ” Đường Tăng, mối duyên không có kết quả nhưng cũng khiến nhiều người xao lòng. Để quay được những cảnh đẹp và phù hợp với đoạn phim này, đạo diễn đã chọn 3 địa điểm chính ở Tô Châu: Chuyết Chính Viên, rừng Sư Tử, Võng Sư Viên.

Hỏa Diệm Sơn Thổ Lỗ Phiên, là một địa điểm nổi tiếng thuộc Tân Cương, tổ hợp của những loại đá bùn, cuội, cát đỏ từ thời trung cổ.

Khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, lật đổ lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân, bị giam xuống 800 dặm Hỏa Diệm Sơn.

Những nhân vật quen thuộc với Hỏa Diệm Sơn không thể vắng mặt khi du khách ghé qua nơi này: thầy trò Đường Tăng, Ngưu Ma Vương, Thiết Phiến Công Chúa.

Nơi nào nhiều núi, nơi đó dành cho bầy khỉ - quần thể núi đá Thạch Lâm, thuộc công viên rừng quốc gia Thạch Lâm, một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của Côn Minh, Vân Nam, được gọi là “thiên hạ đệ nhất kỳ quan”.

Nếu ai còn nhớ lúc Tôn Ngộ Không đại náo nơi ở của Thiết Phiến Công Chúa, đó chính là động Ba Tiêu trong cốt truyện – thực tế là Thất Tinh Nham, thắng cảnh của thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Phía trong Thất Tinh Nham – nham đá trong động Thất Tinh.

Đền Tiểu Lôi Âm Tây Thiên, núi Cửu Hoa, tỉnh An Huy, thời xưa còn được gọi là núi Lăng Dương, núi Cửu Tử.

Bốn thầy trò Đường Tăng còn “vượt không gian” qua Đại Hoàng Cung, Thái Lan thăm thú. Đi qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thầy trò Đường Tăng cũng đến được đền Đại Lôi Anh, tu thành chính quả, và nơi phật tổ ngự chính là Đại Hoàng Cung này.

Đại Hoàng Cung, hay còn được gọi là Đại Cung điện, Cố cung, gồm 28 kiến trúc đền chùa ở Bangkok, với diện tích hơn 21.8000km2.Ngoài ra, bốn thầy trò Đường Tăng còn đi qua rất nhiều nơi khác, số địa điểm không thể đếm nổi với 81 kiếp nạn họ phải trải qua...

Hồng Ngọc – tổng hợp

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/du-lich/chao-dao-truoc-ve-dep-cua-nhung-mien-dat-co-that-trong-tay-du-ky-763511.html