Chắt chiu cơ hội xuất khẩu nông sản

Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) nông-lâm-thủy sản cả năm 2017 dự kiến đạt 37 tỷ USD. Ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều dư địa để tăng tốc XK cũng như phát triển sản xuất mạnh hơn nữa. Tuy vậy, việc gặp nhiều khó khăn ở các thị trường (TT) truyền thống, trong khi chưa tận dụng được tiềm năng ở những TT mới luôn là nỗi lo về đầu ra của ngành nông-lâm-thủy sản hiện nay.

Phụ thuộc lớn vào thị trường truyền thống

Cách đây vài năm, nhiều chuyên gia đã đưa ra nhận xét rằng, XK nông-lâm-thủy sản đã đến giới hạn về khối lượng, khó khăn sẽ tăng thêm, nhưng thực tế thì ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng. Thông thường những tháng cuối năm XK nông sản càng tăng cao. Với tình hình hiện nay, KNXK toàn ngành cả năm có thể đạt 37 tỷ USD, tăng khoảng 5 tỷ USD so năm 2016. Tuy nhiên, việc gặp nhiều khó khăn ở các TT truyền thống, trong khi chưa tận dụng được tiềm năng ở những TT mới luôn là nỗi lo hiện hữu về đầu ra của ngành nông-lâm-thủy sản hiện nay. Dẫn tới, dù thành tích XK vẫn ổn định nhưng rủi ro có thể xuất hiện bất cứ khi nào.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong tám tháng đầu năm 2017, KNXK nông-lâm-thủy sản ước đạt 3,1 tỷ USD, đưa tổng giá trị XK hơn tám tháng qua đạt 23,66 tỷ USD, tăng 13,5% so cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, quan sát có thể thấy, nhiều mặt hàng nông-lâm-thủy sản chủ yếu XK sang một số TT truyền thống như: Trung Quốc, Liên hiệp châu Âu (EU), Nhật Bản, Mỹ. Những TT truyền thống này chiếm tới hơn 50% thị phần XK của nhiều sản phẩm nông-lâm-thủy sản. Cụ thể, với mặt hàng thủy sản, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là bốn TT nhập khẩu (NK) hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 55% tổng giá trị KNXK thủy sản. Với ngành gạo, Trung Quốc tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về TTNK gạo của Việt Nam, với 40,9% thị phần. Tương tự, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc là bốn TTNK chính các mặt hàng rau quả Việt Nam, chiếm 85,1% tổng giá trị KNXK rau quả.

Mặc dù các mặt hàng nông-lâm-thủy sản Việt Nam đã chuyển hướng sang các TT khác như :Trung Đông, EU, ASEAN hay Australia, Hàn Quốc nhưng tỷ lệ này vẫn còn thấp, thậm chí có mặt hàng hoàn toàn phụ thuộc vào một vài TT chính. Dẫn tới, khi có rủi ro, các doanh nghiệp (DN) XK ứng biến không kịp. Điều này dẫn tới câu chuyện, khi các TT chính dựng hàng rào kỹ thuật, thay đổi cách tính thuế… không ít các mặt hàng nông-lâm-thủy sản “điêu đứng”, thậm chí nhiều mặt hàng XK bị trả về nước như: tôm, cá tra... Minh chứng là việc Bộ Nông nghiệp Mỹ quyết định kiểm tra 100% các lô cá da trơn NK của Việt Nam từ 2-8-2017, khiến các DNXK thủy sản gặp khó, gây ra những rủi ro pháp lý, ảnh hưởng trực tiếp tới KNXK. Trên thực tế, cá tra Việt Nam đang XK đi hơn 120 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, tuy nhiên Mỹ là một trong những TTNK cá tra lớn nhất của Việt Nam, do vậy nếu không thích ứng nhanh với chính sách mới trên, nguy cơ sụt giảm KNXK sang Mỹ là khó tránh khỏi. Hay bài học của ngành XK gạo năm 2016 khi XK gạo Việt Nam giảm kỷ lục trong gần 10 năm qua vì TTXK chủ yếu là Trung Quốc bị sụt giảm tới 35%. Nguyên nhân là Trung Quốc áp dụng chính sách thắt chặt kiểm soát chất lượng, siết hạn ngạch gạo. Trong khi đó, các TT tiềm năng như: Nhật Bản, EU… gạo Việt vẫn chưa tiếp cận thành công.

Đặc biệt, thực trạng “khủng hoảng” thừa thịt lợn thời gian qua là cho thấy rõ nhất về việc phụ thuộc TTXK. Nhiều năm qua, thịt lợn Việt Nam chủ yếu XK bằng đường tiểu ngạch qua TT Trung Quốc và mới chỉ XK chính ngạch một số mặt hàng thịt lợn đông lạnh sang: Hồng Công (Trung Quốc), Malaysia… Theo các DN, chưa tiếp cận được các TT khác là do vấn đề truy xuất nguồn gốc thịt lợn của Việt Nam chưa đạt yêu cầu.

Rào cản ngăn bước doanh nghiệp

Theo Thứ trưởng NN&PTNT Vũ Văn Tám, ngoài TT Trung Quốc, nhiều nước khác như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga và Đông Âu cũng có nhu cầu NK các loại thịt từ Việt Nam. Nhưng vấn đề là sản phẩm phải đạt chất lượng và an toàn.

Đáng chú ý, Thái-lan cũng nằm trong khu vực có dịch cúm gia cầm như Việt Nam nhưng nước này vẫn XK được thịt đi nhiều quốc gia. Lý do là họ làm tốt công tác triển khai các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, bảo đảm các điều kiện của Tổ chức Thú y Thế giới. Như vậy, dư địa tại các TT khác mà chúng ta có thể XK còn rất nhiều, kể cả các TT khó tính như: EU, Nhật Bản, nếu Việt Nam làm được như Thái-lan.

Với mặt hàng cá tra, Cục trưởng Quản lý chất lượng nông-lâm-thủy sản Nguyễn Như Tiệp cho biết, các TT, như: Bắc Mỹ, Trung Đông, ASEAN cũng có nhu cầu nhưng khi tiếp cận TT mở cửa rồi thì chúng ta phải tăng sản lượng và KNXK. Tiếp đến, cần xây dựng thương hiệu sản phẩm, quảng bá, xúc tiến thương mại tại các TT đó. Làm sao để người dân bản xứ biết đến sản phẩm của chúng ta và tiêu thụ nhiều hơn. Không chỉ là chất lượng sản phẩm mà phương thức thanh toán, logistics, thông tin… cũng khó khăn khiến DN Việt Nam chưa tiếp cận được nhiều TT mới. Chẳng hạn, với TT Trung Đông được đánh giá là rất tiềm năng để các mặt hàng nông-lâm-thủy sản Việt Nam tiếp cận, tuy nhiên để vào được TT này cũng không hề dễ dàng.

Phó Cục trưởng Chế biến và Phát triển TT nông sản Nguyễn Quốc Toản cho biết, phần lớn các nước NK nông-lâm-thủy sản đều đòi hỏi rất cao về kiểm soát dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm. Do vậy, DNXK cần đặc biệt chú trọng điều này để đưa sản phẩm XK thành công và bền vững. Để XK được nông sản sang các TT này đòi hỏi khâu bảo quản sau thu hoạch rất cao, trong khi đó các vùng trồng nông sản ở Việt Nam lại không tập trung. Nhà nước cần có giải pháp can thiệp, hỗ trợ về thanh toán cũng như xây dựng tiêu chuẩn cho hàng hóa sang từng TT cụ thể.

Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường thừa nhận, hiện nay, nhiều mặt hàng Việt Nam vẫn chưa XK được sang các TT này. Nguyên nhân là vì hai bên còn gặp khó khăn trong khâu thanh toán cho các hợp đồng thương mại và chuyển tiền đầu tư. DN hai bên chủ yếu hợp tác thanh toán qua các ngân hàng trung gian ở Dubai, Trung Quốc, Singapore hoặc một số nước EU với chi phí trung gian và rủi ro tài chính cao.

“Gõ cửa” từng thị trường mới

Trong giai đoạn năm 2011-2016, giá trị hàng hóa nông-lâm-thủy sản Việt Nam XK có tỷ lệ tăng bình quân 12,7% và tốc độ này sẽ còn tiếp tục duy trì trong những năm tới. Theo các chuyên gia, Việt Nam có hai hướng để tăng KNXK. Thứ nhất là thúc đẩy chế biến sâu, giảm dần XK nông sản thô để tăng giá trị. Thứ hai là, nỗ lực xúc tiến thương mại ở các TT mới. Hàng nông sản Việt Nam XK sang nhiều TT, trong đó, những TTNK nông sản lớn nhất của Việt Nam là: Trung Quốc (19%), EU (16%), Mỹ (13%)… Các DN nước ta rất năng động, rất chịu khó mang hàng nông sản đi chào hàng ở các TT mới. Nếu như năm 2011, Việt Nam có 19 TT XK đạt hơn 1 tỷ USD thì đến năm 2016 đá có đến 30 TT. Trong những năm qua, các TT lớn có độ mở giao thương cao, cũng là các TT truyền thống nhưng liên tục dư lên các rào cản khiến XK nông sản gặp nhiều khó khăn, khó tăng KNXK. Trước tình hình đó, các DN Việt Nam đã đi “gõ cửa” từng TT mới, vốn trước đây chỉ tự cung tự cấp, ít giao lưu thương mại như: châu Phi, châu Á… Đặc biệt thời gian gần đây, Việt Nam đã “tấn công” vào TT Trung Đông với dân số hơn 400 triệu dân bao gồm 16 quốc gia. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để mở rộng XK nông sản.

Theo Phó Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế và kinh tế Nguyễn Sơn, nếu DN Việt Nam không sớm xử lý dứt điểm tình trạng nông-lâm-thủy sản XK vi phạm Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm mà các nước đề ra và xử lý nhanh việc kiểm dịch động, thực vật với nhiều loại trái cây, gia cầm… thì những ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do sẽ không tận dụng được.

Cùng quan điểm này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định, để khai thác được TT Trung Đông nói riêng cũng như tất cả các TT mới khác, điều đầu tiên là chúng ta phải tổ chức chất lượng ngành hàng cho tốt. Điều đó thể hiện ở chỗ tất cả các mặt hàng phải tổ chức theo chuỗi, từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu thương mại phải gắn kết với nhau. Khuyến khích nông dân làm sao liên kết hộ nông dân thành hợp tác xã, liên kết giữa hợp tác xã thành DN để hình thành quy mô khép kín đối với từng nhóm ngành hàng ở từng cấp độ quy mô nhất định. Trên cơ sở đó, đưa quy trình kỹ thuật vào, giám sát chặt chẽ quy trình sản phẩm, đưa ra chất lượng phù hợp từng loại nhóm TT.

Phụ thuộc lớn vào thị trường truyền thống

Cách đây vài năm, nhiều chuyên gia đã đưa ra nhận xét rằng, XK nông-lâm-thủy sản đã đến giới hạn về khối lượng, khó khăn sẽ tăng thêm, nhưng thực tế thì ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng. Thông thường những tháng cuối năm XK nông sản càng tăng cao. Với tình hình hiện nay, KNXK toàn ngành cả năm có thể đạt 37 tỷ USD, tăng khoảng 5 tỷ USD so năm 2016. Tuy nhiên, việc gặp nhiều khó khăn ở các TT truyền thống, trong khi chưa tận dụng được tiềm năng ở những TT mới luôn là nỗi lo hiện hữu về đầu ra của ngành nông-lâm-thủy sản hiện nay. Dẫn tới, dù thành tích XK vẫn ổn định nhưng rủi ro có thể xuất hiện bất cứ khi nào.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong tám tháng đầu năm 2017, KNXK nông-lâm-thủy sản ước đạt 3,1 tỷ USD, đưa tổng giá trị XK hơn tám tháng qua đạt 23,66 tỷ USD, tăng 13,5% so cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, quan sát có thể thấy, nhiều mặt hàng nông-lâm-thủy sản chủ yếu XK sang một số TT truyền thống như: Trung Quốc, Liên hiệp châu Âu (EU), Nhật Bản, Mỹ. Những TT truyền thống này chiếm tới hơn 50% thị phần XK của nhiều sản phẩm nông-lâm-thủy sản. Cụ thể, với mặt hàng thủy sản, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là bốn TT nhập khẩu (NK) hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 55% tổng giá trị KNXK thủy sản. Với ngành gạo, Trung Quốc tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về TTNK gạo của Việt Nam, với 40,9% thị phần. Tương tự, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc là bốn TTNK chính các mặt hàng rau quả Việt Nam, chiếm 85,1% tổng giá trị KNXK rau quả.

Mặc dù các mặt hàng nông-lâm-thủy sản Việt Nam đã chuyển hướng sang các TT khác như :Trung Đông, EU, ASEAN hay Australia, Hàn Quốc nhưng tỷ lệ này vẫn còn thấp, thậm chí có mặt hàng hoàn toàn phụ thuộc vào một vài TT chính. Dẫn tới, khi có rủi ro, các doanh nghiệp (DN) XK ứng biến không kịp. Điều này dẫn tới câu chuyện, khi các TT chính dựng hàng rào kỹ thuật, thay đổi cách tính thuế… không ít các mặt hàng nông-lâm-thủy sản “điêu đứng”, thậm chí nhiều mặt hàng XK bị trả về nước như: tôm, cá tra... Minh chứng là việc Bộ Nông nghiệp Mỹ quyết định kiểm tra 100% các lô cá da trơn NK của Việt Nam từ 2-8-2017, khiến các DNXK thủy sản gặp khó, gây ra những rủi ro pháp lý, ảnh hưởng trực tiếp tới KNXK. Trên thực tế, cá tra Việt Nam đang XK đi hơn 120 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, tuy nhiên Mỹ là một trong những TTNK cá tra lớn nhất của Việt Nam, do vậy nếu không thích ứng nhanh với chính sách mới trên, nguy cơ sụt giảm KNXK sang Mỹ là khó tránh khỏi. Hay bài học của ngành XK gạo năm 2016 khi XK gạo Việt Nam giảm kỷ lục trong gần 10 năm qua vì TTXK chủ yếu là Trung Quốc bị sụt giảm tới 35%. Nguyên nhân là Trung Quốc áp dụng chính sách thắt chặt kiểm soát chất lượng, siết hạn ngạch gạo. Trong khi đó, các TT tiềm năng như: Nhật Bản, EU… gạo Việt vẫn chưa tiếp cận thành công.

Đặc biệt, thực trạng “khủng hoảng” thừa thịt lợn thời gian qua là cho thấy rõ nhất về việc phụ thuộc TTXK. Nhiều năm qua, thịt lợn Việt Nam chủ yếu XK bằng đường tiểu ngạch qua TT Trung Quốc và mới chỉ XK chính ngạch một số mặt hàng thịt lợn đông lạnh sang: Hồng Công (Trung Quốc), Malaysia… Theo các DN, chưa tiếp cận được các TT khác là do vấn đề truy xuất nguồn gốc thịt lợn của Việt Nam chưa đạt yêu cầu.

Rào cản ngăn bước doanh nghiệp

Theo Thứ trưởng NN&PTNT Vũ Văn Tám, ngoài TT Trung Quốc, nhiều nước khác như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga và Đông Âu cũng có nhu cầu NK các loại thịt từ Việt Nam. Nhưng vấn đề là sản phẩm phải đạt chất lượng và an toàn.

Đáng chú ý, Thái-lan cũng nằm trong khu vực có dịch cúm gia cầm như Việt Nam nhưng nước này vẫn XK được thịt đi nhiều quốc gia. Lý do là họ làm tốt công tác triển khai các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, bảo đảm các điều kiện của Tổ chức Thú y Thế giới. Như vậy, dư địa tại các TT khác mà chúng ta có thể XK còn rất nhiều, kể cả các TT khó tính như: EU, Nhật Bản, nếu Việt Nam làm được như Thái-lan.

Với mặt hàng cá tra, Cục trưởng Quản lý chất lượng nông-lâm-thủy sản Nguyễn Như Tiệp cho biết, các TT, như: Bắc Mỹ, Trung Đông, ASEAN cũng có nhu cầu nhưng khi tiếp cận TT mở cửa rồi thì chúng ta phải tăng sản lượng và KNXK. Tiếp đến, cần xây dựng thương hiệu sản phẩm, quảng bá, xúc tiến thương mại tại các TT đó. Làm sao để người dân bản xứ biết đến sản phẩm của chúng ta và tiêu thụ nhiều hơn. Không chỉ là chất lượng sản phẩm mà phương thức thanh toán, logistics, thông tin… cũng khó khăn khiến DN Việt Nam chưa tiếp cận được nhiều TT mới. Chẳng hạn, với TT Trung Đông được đánh giá là rất tiềm năng để các mặt hàng nông-lâm-thủy sản Việt Nam tiếp cận, tuy nhiên để vào được TT này cũng không hề dễ dàng.

Phó Cục trưởng Chế biến và Phát triển TT nông sản Nguyễn Quốc Toản cho biết, phần lớn các nước NK nông-lâm-thủy sản đều đòi hỏi rất cao về kiểm soát dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm. Do vậy, DNXK cần đặc biệt chú trọng điều này để đưa sản phẩm XK thành công và bền vững. Để XK được nông sản sang các TT này đòi hỏi khâu bảo quản sau thu hoạch rất cao, trong khi đó các vùng trồng nông sản ở Việt Nam lại không tập trung. Nhà nước cần có giải pháp can thiệp, hỗ trợ về thanh toán cũng như xây dựng tiêu chuẩn cho hàng hóa sang từng TT cụ thể.

Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường thừa nhận, hiện nay, nhiều mặt hàng Việt Nam vẫn chưa XK được sang các TT này. Nguyên nhân là vì hai bên còn gặp khó khăn trong khâu thanh toán cho các hợp đồng thương mại và chuyển tiền đầu tư. DN hai bên chủ yếu hợp tác thanh toán qua các ngân hàng trung gian ở Dubai, Trung Quốc, Singapore hoặc một số nước EU với chi phí trung gian và rủi ro tài chính cao.

“Gõ cửa” từng thị trường mới

Trong giai đoạn năm 2011-2016, giá trị hàng hóa nông-lâm-thủy sản Việt Nam XK có tỷ lệ tăng bình quân 12,7% và tốc độ này sẽ còn tiếp tục duy trì trong những năm tới. Theo các chuyên gia, Việt Nam có hai hướng để tăng KNXK. Thứ nhất là thúc đẩy chế biến sâu, giảm dần XK nông sản thô để tăng giá trị. Thứ hai là, nỗ lực xúc tiến thương mại ở các TT mới. Hàng nông sản Việt Nam XK sang nhiều TT, trong đó, những TTNK nông sản lớn nhất của Việt Nam là: Trung Quốc (19%), EU (16%), Mỹ (13%)… Các DN nước ta rất năng động, rất chịu khó mang hàng nông sản đi chào hàng ở các TT mới. Nếu như năm 2011, Việt Nam có 19 TT XK đạt hơn 1 tỷ USD thì đến năm 2016 đá có đến 30 TT. Trong những năm qua, các TT lớn có độ mở giao thương cao, cũng là các TT truyền thống nhưng liên tục dư lên các rào cản khiến XK nông sản gặp nhiều khó khăn, khó tăng KNXK. Trước tình hình đó, các DN Việt Nam đã đi “gõ cửa” từng TT mới, vốn trước đây chỉ tự cung tự cấp, ít giao lưu thương mại như: châu Phi, châu Á… Đặc biệt thời gian gần đây, Việt Nam đã “tấn công” vào TT Trung Đông với dân số hơn 400 triệu dân bao gồm 16 quốc gia. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để mở rộng XK nông sản.

Theo Phó Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế và kinh tế Nguyễn Sơn, nếu DN Việt Nam không sớm xử lý dứt điểm tình trạng nông-lâm-thủy sản XK vi phạm Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm mà các nước đề ra và xử lý nhanh việc kiểm dịch động, thực vật với nhiều loại trái cây, gia cầm… thì những ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do sẽ không tận dụng được.

Cùng quan điểm này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định, để khai thác được TT Trung Đông nói riêng cũng như tất cả các TT mới khác, điều đầu tiên là chúng ta phải tổ chức chất lượng ngành hàng cho tốt. Điều đó thể hiện ở chỗ tất cả các mặt hàng phải tổ chức theo chuỗi, từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu thương mại phải gắn kết với nhau. Khuyến khích nông dân làm sao liên kết hộ nông dân thành hợp tác xã, liên kết giữa hợp tác xã thành DN để hình thành quy mô khép kín đối với từng nhóm ngành hàng ở từng cấp độ quy mô nhất định. Trên cơ sở đó, đưa quy trình kỹ thuật vào, giám sát chặt chẽ quy trình sản phẩm, đưa ra chất lượng phù hợp từng loại nhóm TT.

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/baothoinay/baothoinay-kinhte/item/34051302-chat-chiu-co-hoi-xuat-khau-nong-san.html