Cháu gái nhà lãnh đạo Xô Viết Stalin ra sao sau cái chết của mẹ?

Cháu gái của nhà lãnh đạo Xô Viết Stalin nói rằng, cô ghét những gì mà ông ngoại của cô đã làm.

Theo RIA Novosti, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã tiết lộ tập hồ sơ mật về chân dung Lana Peter, người con gái duy nhất của nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin với hãng thông tấn AP, tuân thủ các quy tắc của Đạo luật Tự do Thông tin.

AP cho biết, tập hồ sơ này bao gồm các tài liệu tiết lộ, làm thế nào FBI nắm được thông tin Lana đào tẩu sang Mỹ và chuyện này có ảnh hưởng thế nào tới các quan hệ quốc tế vào thời điểm đó.

Bà Lana Peters, trước đây có tên Svetlana Alliluyeva, qua đời ngày 22/11/2011 vì bệnh ung thư ruột tại Wisconsin, nơi bà trải qua những năm cuối đời sau khi trở thành công dân Mỹ.

Svetlana Alliluyeva là con gái duy nhất của nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin. Ông cầm quyền 29 năm và qua đời năm 1953.

Chồng của bà là Brajesh Singh, một trong số nhiều chiến sĩ cộng sản Ấn Độ hoạt động tại Moscow vào những năm sau 1930.

Năm 1967, ông Singh qua đời và được tiến hành hỏa táng theo đúng nghi lễ Ấn Độ.

Các nhà lãnh đạo Liên Xô đã ngăn cản nguyện vọng của bà là đem tro của chồng về rải trên sông Hằng theo một tục lệ thiêng liêng của những người theo đạo Hindu.

Thậm chí Alexi Kosygin, người sau này lên nắm chức Thủ tướng Liên Xô từng đưa ra những lời đe dọa rằng bà sẽ gặp nguy hiểm ở Ấn Độ, và những người Hindu sẽ thiêu các góa phụ cùng với tro của chồng họ trước khi thả xuống sông Hằng.

Bỏ mặc tất cả, bà vẫn quyết định bắt đầu cuộc hành trình và đến Deli sau khi hoàn tất các thủ tục an táng.

Cuộc đào tẩu không tưởng

Cùng năm đó, bà đột nhiên thực hiện chuyến đào tẩu sang Mỹ. Bà nói rằng cách mà chính quyền đương thời đối xử với chồng quá cố của bà khiến bà quyết tâm rời bỏ đất nước.

Cuộc trốn chạy lúc đó khiến phương Tây hoan hỉ, và được xem như là đã “lật ngược thế cờ” cho nước Mỹ trên công luận quốc tế.

Svetlana Alliluyeva, cô con gái diệu của nhà lãnh đạo Xô Viết

Khi biết tin con gái của Stalin đã trốn sang Mỹ từ đất Ấn Độ, Moscow đã phát điên, nổi giận với Deli, tuy nhiên, lúc này đã muộn và không ai có thể làm gì được nữa. Quan hệ 2 bên đã trở nên căng thẳng trong một thời gian, dù cho trước đây Moscow và Deli rất gần gũi với nhau.

Trước đó, khi đến sứ quán Mỹ ở Ấn Độ, Đại sứ Chester Bowles đã đưa cho bà một mẫu đơn khai những lí do tại sao bà lại muốn đến Mỹ mà không phải quay về quê hương mình.

Trong khi bà Lana đang điền mẫu đơn, ông Chester đã kịp gửi một bức điện mật đến Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Dean Rusk để trình bày tình hình và xin chỉ đạo.

Chester đã cẩn thận ghi trong bức điện tín rằng nếu như đến nửa đêm (theo giờ Ấn Độ) mà không có phản hồi từ phía Ngoại trưởng thì ông sẽ cấp visa cho bà Lana dựa trên quyền hạn và trách nhiệm của mình.

Đúng theo những gì ngài Đại sứ nghĩ, quá nửa đêm mà vẫn không có phản hồi nào từ phía Washington. Ngay lập tức ông đã hoàn thành các thủ tục cho bà Lana và đưa bà đến một trong những sân bay do CIA quản lý để đến Rome. Từ đó, bà tiếp tục di chuyển sang Mỹ.

Svetlana đã từng chối bỏ quê hương mình

Svetlana từng trở lại Nga một lần kể từ sau lần trốn chạy, Khi đó là năm 1984, Svetlana 58 tuổi. Bà trở về Liên Xô vì muốn đoàn tụ với các con. Bà được phục hồi quốc tịch Nga và quay ra phê phán phương Tây. Svetlana nói rằng bà không hề có tự do thực sự trong suốt thời gian sống ở Mỹ và Anh.

Nhưng chỉ một năm sau, do thù hận trong dòng tộc, bà lại rời Nga để trở lại Mỹ và tuyên bố rằng sẽ không bao giờ trở về quê hương nữa.

Bà sống ẩn dật những thập kỷ cuối đời. Một trong những đứa con còn sống của bà là Olga, giờ gọi là Chrese Evans, sống ở Portland, Oregon. Con trai Josef, theo truyền thông Nga đưa tin, mất ở Nga năm 2008 khi đó 63 tuổi. Yekaterina, sinh năm 1950, tên hiện tại là Katya, là một nhà khoa học nghiên cứu về hoạt động của núi lửa ở phía đông Siberia.

Chrese Evans, con út của bà, hiện tại 44 tuổi, đang làm việc cho làm việc cho Sở Thuế Vụ của chính phủ Mỹ và tận hưởng một cuộc sống giàu sang.

Cô trả lời phỏng vấn với Daily Mail vào hồi tháng Ba rằng, cô ghét những gì mà Stalin, ông ngoại củacô đã làm. Tuy nhiên, có thể những việc ông làm là vì bắt buộc phải làm trong thời kỳ đó. Bởi vậy có thể là điều đó không hoàn toàn là sai lầm.

Chrese Evans chụp cùng mẹ năm nào...

...và hiện tại

Minh Châu (Tổng hợp)

Nguồn Phụ Nữ TP.HCM: http://phunuonline.com.vn/the-gioi/chau-gai-nha-lanh-dao-xo-viet-stalin-ra-sao-sau-cai-chet-cua-me-76857/