Chỉ 10 % người khuyết tật biết tới trợ giúp pháp lý

“Trong số những người được hỏi, chỉ 10% biết về hình thức trợ giúp pháp lý, ai thực hiện, nghĩa vụ của người được TGPL là gì. Trong khi đó, rất ít NKT biết tới Trung tâm TGPL tại địa phương nơi mình sống”.

Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Giám đốc Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC) cho biết như trên trong Tọa đàm “Chính sách đối với người khuyết tật thực trạng và giải pháp” sáng 25.10 tại Hà Nội.

Cuộc khảo sát của ACDC thực hiện trong vòng 3 tháng qua. Đối tượng được hỏi gồm 162 người khuyết tật tại 5 tỉnh, thành: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cao Bằng và Thái Nguyên.

Chia sẻ một số kết quả, bà Lan Anh cho biết, chỉ 1/3 số NKT được hỏi trả lời có biết tới Luật Người khuyết tật, chính sách hỗ trợ của NKT. Những người tham gia các Hội, nhóm của NKT thì mới biết tới chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) nhiều hơn người tham gia.

Nhiều NKT còn nhầm lẫn về đối tượng thực hiện TGPL. Khảo sát cho thấy, nhiều NKT cứ nghĩ rằng người thực hiện TGPL là những cán bộ làm công tác LĐTBXH chứ không phải là các luật sư, cán bộ tư pháp tại xã, phường.

NKT có nhu cầu TGPL chủ yếu liên quan tới các vấn đề trợ cấp, thương tật, lao động, đất đai và tài sản. Mức độ hài lòng của NKT về TGPL hiện chưa cao và chỉ dừng laij ở mức độ trung bình và không hài lòng.

Theo bà Lan Anh, các nguyên nhân khiến NKT chưa tiếp cận chính sách TGPL là do tâm lý ngại va chạm, NKT chưa thực sự tin tưởng và chính sách TGPL, thiếu thông tin về CS TGPL.

Thậm chí, NKT đã đi tìm dịch vụ TGPL nhưng gặp khó khăn trong quá trình tư vấn pháp luật do những hướng dẫn, yêu cầu của người thực hiện TGPL, những yêu cầu này vượt quá khả năng của nhiều NKT nên NKT bỏ cuộc, gây phản ứng dây chuyền…

Nguồn Lao Động: http://laodong.com.vn/xa-hoi/chi-10-nguoi-khuyet-tat-biet-toi-tro-giup-phap-ly/144655.bld