Chỉ cần 20 phút chườm nóng mỗi tối, người thoát vị đĩa đệm sẽ có giấc ngủ ngon lành

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh đang dần phổ biến ở giới trẻ, chủ yếu do làm việc nặng nhọc quá sức dẫn một số đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí. Bệnh nhân ngoài việc uống thuốc cũng nên tham khảo các phương pháp tự nhiên để tránh việc gây nóng và tác dụng phụ khi dùng nhiều thuốc Tây.

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm.

Chạy dọc theo cột sống của con người là 24 đốt sống. Khoảng giữa mỗi 2 đốt sống được chèn những đĩa đệm có tác dụng nâng đỡ, giảm xóc cho phần xương sống khi con người hoạt động và giúp toàn bộ cơ thể cử động nhịp nhàng, trơn tru.

Tình trạng thoát vị địa đệm xảy ra khi các đĩa đệm này có xu hướng nằm chệch ra khỏi vị trí vốn có từ đó gây ra tình trạng chén ép rễ dây thần kinh tọa, đặc biệt là ở vị trí thắt lưng gây ra các cơn đau thắt lưng và đôi khi lan xuống tận phần chân. Đối với những đĩa đệm ở cổ, khi bị thoát vị sẽ gây đau cổ gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép. Tình trạng thoát vị có thể diễn ra ở bất kỳ đốt sống nào nhưng thường gặp nhất vẫn là 2 vị trí trên.

Hiện nay, phần lớn các trường hợp thoát vị đĩa đệm có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa bảo tồn. Trong số này, không quá 20% trường hợp bị nặng nên buộc phải điều trị bằng cách can thiệp và phẫu thuật, phần lớn đó là các trường hợp không thể điều trị nội khoa, đau nhiều, đau liên tục.

Những trường hợp này để lâu nhẹ thì dẫn đến khó vận động, nặng thì gây yếu thể lực, khó khăn trong hoạt động hằng ngày, để lâu sẽ gây hạu quả khó lường như đau nhức liên tục, rối loạn tiểu tiện, mất cảm giác vùng tầng sinh môn, đau nhức, tê tái thần kinh tọa.

Nguyên nhân của thoát vị đĩa đệm đa phần là do là các chấn thương ở cột sống.

Cách chườm nóng giảm đau

Có rất nhiều cách giảm đau và hạn chế bệnh thoát vị đĩa đệm. Đặc biệt chườm nóng đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Mục đích của chườm nóng là làm dãn cơ giúp giảm chèn ép, từ đó sẽ giảm đau. Người bệnh có thể dùng bất cứ vật nóng nào để chườm nhưng cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

- Nhiệt độ chườm ở khoảng 70 độ C và chườm trong khoảng từ 15-20 phút

- Chườm duy nhất 1 lần khi đi ngủ. Kê dụng cụ chườm dưới lưng tại chỗ bị thoát vị sao cho cao lên chừng 5-7cm.

- Cố gắng giữ nguyên tư thế như vậy khi ngủ vì khi chườm nóng đốt sống phần thoát vị sẽ nóng chảy và nhờ tư thế kê lưng như vậy nó sẽ chạy về vị trí ban đầu. Khi cơ lưng nguội đi nó sẽ co lại và khép phần thoát lại tránh tình trạng thoát trở lại.

Xem thêm: Tập bò: Kỳ lạ bài tập chữa bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm

- Tuyệt đối hạn chế đứng lên khi chườm nóng vì khi đó cơ lưng đang giãn ra nếu đứng dậy vận động có nguy cơ lệch đốt sống cao hơn và dẫn đến bệnh nặng hơn.

- Một số vật dụng chườm phổ biến là túi chườm nóng (có bán tại các nhà thuốc) hoặc theo dân gian xưa, người ta thường dùng ngải cứu nướng cùng muối hột đổ ra miếng vải sau đó trải ra rồi nằm lên.

T/h

Nguồn SKCĐ: http://suckhoe.com.vn/chua-benh/chi-can-20-phut-chuom-nong-moi-toi-nguoi-thoat-vi-dia-dem-se-co-giac-ngu-ngon-lanh-72392