Chiêu thức giúp học sinh phát triển kỹ năng bài nghe hiệu quả

Để học sinh phát triển kỹ năng bài nghe tiếng Anh, học sinh cần được thoải mái và tỉnh táo.

Đó là kinh nghiệm của cô Ngô Minh Phương – Giáo viên Trường THPT Châu Văn Liêm (TP Cần Thơ).

Phát triển những chiến lược nghe

Một bài nghe sẽ dễ dàng hơn, nếu có ít nhất người nói và đối tác; nếu những người nói và đối tác được phân biệt rõ ràng và khác nhau; nếu mối quan hệ về không gian rõ ràng; nếu trình tự kể các sự kiện tương thích với trình tự mà ở đó các sự kiện diễn ra; nếu những suy diễn được yêu cầu từ đề bài là những cái mà người nghe chắc hẳn đoán trước được; nếu nội dung bài nghe phù hợp với những gì mà người nghe đã biết.

Từ thực tế giảng dạy và kinh nghiệm của bản thân, cô Phương cho rằng học sinh phải hiểu rõ lý do để nghe hoặc các em phải có một nhiệm vụ nghe rõ ràng

Tiếp theo, học sinh cần quen với chất giọng của người nói trong băng (điều này có thể thực hiện được bằng cách luyện tập càng nhiều càng tốt).

Hơn thế nữa, học sinh nên có kiến thức về ngôn ngữ cần thiết (từ vựng và ngữ pháp). Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là học sinh nên phát triển những chiến lược nghe và dùng chúng khi nghe.

“Vậy những chiến lược nghe mà học sinh cần phát triển là gì? Là một giáo viên trung học, tôi nghĩ rằng học sinh nên đoán trươc nội dung về cái gì sẽ được nghe bằng cách chuẩn bị bài trước. Học sinh nên chấp nhận việc không hiểu hết mọi thứ - các em cần nghe cái gì các em cần biết và biết cái gì các em phải bỏ đi khi nghe.

Việc này có thể được làm thông qua việc luyện tập thường xuyên. Cùng lúc đó, học sinh nên đoán khi không bắt kịp thông tin và biết làm thế nào để suy diễn khi các ý hay thông tin không được đưa ra rõ ràng” – Cô Phương chia sẻ.

Ngoài ra, theo cô Vân, học sinh cần được hướng dẫn cách để nghe chọn lọc thông tin thông qua việc sử dụng các vấn đề được nhấn (stressed syllables), những câu mà được dùng mang tính chất thói quen (chunks of speech).

“Chẳng hạn như: “Can I have the bill, please?”; “Pleased to meet you” và những mẫu ngữ điệu, có khả năng nhận biết sự khác nhau giữa các âm vị. VD: thí dụ sự khác nhau giữa /b/ và /p/ trong từ “ban” và “pan” hoặc /i:/ trong từ “hit” và “heat”.

Trong mỗi cặp từ này, sự khác nhau giữa các từ chỉ có một âm duy nhất đã hình thành một từ mới với nghĩa hoàn toàn khác nhau). Những phần này thì đều nằm trong phần Language (ngôn ngữ) trong các sách thí điểm lớp 10 và 11” – cô Phương dẫn giải.

Hình thành kỹ năng nghe của riêng mình

Cũng theo kinh nghiệm của cô Phương, để cải tiến kỹ năng nghe, học sinh cần có ý tưởng khái quát về chủ đề hay task mà các em sắp nghe và dùng kiến thức ngôn ngữ để thu hẹp lại những khả năng có thể có về từ hay nhóm từ chính tiếp theo là gì.

Điều này cần thiết cho học sinh để làm các task như gap-filling (điền vào khoảng trống), completing a dialogue (hoàn thành bài đối thoại), filling in the table (điền vào bảng cho sẵn). Những loại task này thông dụng trong trong sách thí điểm lớp 10 và 11.

Thêm nữa, học sinh cần nhận ra được những từ giống nhau/ đồng nghĩa, hay trái nghĩa và đúng ngữ cảnh để hiểu nghĩa của những từ lạ. Điều này cũng giúp học sinh làm task đọc hiểu tốt hơn.

Điều quan trọng khác mà học sinh cần phát triển là các em có thể phân biệt được các ý chính, ý bổ trợ tìm được ý chính và thông tin cụ thể.

“Đây là những task mà học sinh phải làm trong sách thí điểm lớp 10 và 11, vì thế học sinh cần được hướng dẫn cách làm. Tôi nghĩ hiểu được trình tự của bài nghe chẳng hạn như bài thuyết trình, hội thoại, bản tin trên radio… thì cũng quan trọng và cần thiết bởi vì có thể nhận ra được chức năng giao tiếp để cải tiến kỹ năng nghe.

Một khi học sinh đã quen với những dạng bài nghe này, các em sẽ không còn sợ nghe và trong một số trường hợp, các em có thể hình thành kỹ năng nghe của riêng mình”- cô Phương trao đổi.

Theo như Vandergrift (2004): Nghe hiểu bao gồm hai loại tiến trình mà tương tác tự do với nhau để giúp người nghe hình thành nên sự diễn giải đầy đủ nghĩa về cái gì mà họ nghe.

Dạy người học làm thế nào sử dụng những tiến trình này một cách có hiệu quả và như mong muốn đòi hỏi phải cân bằng giữa phương pháp dựa vào chiến lược, từ trên xuống với việc rèn luyện mang tính sửa chữa, từ dưới lên).

Một người nghe thành công không chỉ là người biết che lấp những mặt yếu của họ bằng việc sử dụng thành thạo chiến lược top-down (tạm dich: nghe từ trên xuống), mà họ cần có và sử dụng những kỹ năng nghe theo định hướng của quá trình bottom-up (tạm dịch: ngược từ dưới lên).

Vì thế, giáo viên cần thiết phải kết hợp hai đường hướng này thành những chiến lược cụ thể vận dụng vào việc hướng dẫn học sinh học nghe.

Theo

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/trao-doi/chieu-thuc-giup-hoc-sinh-phat-trien-ky-nang-bai-nghe-hieu-qua-1683827-v.html