Chính quyền Trump và tinh hoa toàn cầu 'khẩu chiến' khốc liệt

Các quan chức tài chính toàn cầu đã nỗ lực bảo vệ toàn cầu hóa và tự do thương mại trong khi chính quyền Mỹ đang đẩy mạnh hỗ trợ trong nước.

Chính quyền của Tổng thống Trump đã có một thông điệp đơn giản nhưng mạnh mẽ đối với các nhà lãnh đạo tài chính thế giới tụ tập tại Washington ngày 20/4 do lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ rằng thương mại công bằng có nghĩa là thuế quan “có qua có lại”.

Các cuộc họp mùa xuân quy tụ lãnh đạo giới tài chính toàn cầu – khai mạc ngày 20/4, bao gồm các cuộc thảo luận trong ngày 21/4 giữa các bộ trưởng tài chính và các nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương từ Nhóm 20 quyền lực kinh tế lớn có thể bị chi phối bởi những nỗ lực của chính quyền Trump để giảm thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ - điều ông Trump trong chiến dịch tranh cử đã đổ lỗi cho việc Mỹ mất hàng triệu công việc.

Tinh hoa tài chính toàn cầu trong phiên họp ngày 20/4. (Nguồn: AP)

Theo AP, Mỹ được đại diện tại cuộc họp này bởi Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang FED Janet Yellen.

Thông điệp cứng rắn từ Mỹ

Phát biểu với các ngân hàng chỉ vài giờ sau khi phiên họp mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) chính thức bắt đầu ngày 20/4, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Nhà Trắng Gary Cohn cho biết Washington đã chuẩn bị để trở nên khắc nghiệt hơn trong lĩnh vực thương mại.

Cohn cho biết: "Nếu bạn muốn tập trung vào việc có một mức thuế đối với một sản phẩm - Tổng thống tin rằng chúng tôi nên đối xử với bạn theo kiểu tương hỗ lẫn nhau và chúng tôi nên đánh thuế sản phẩm của bạn vào Mỹ. "Đó là tự do, công khai, và công bằng."

Khi được hỏi về thông điệp của ông cho các đối tác quốc tế, ông Cohn cho biết Hoa Kỳ không muốn "bị lợi dụng" nữa.

"Thông điệp rất đơn giản. Chúng tôi quan tâm tới Mỹ, chúng tôi quan tâm đến sự thịnh vượng kinh tế, chúng tôi quan tâm đến tăng trưởng kinh tế, chúng tôi quan tâm đến thương mại, chúng tôi quan tâm đến việc đối xử công bằng", ông nói.

Trước đó tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã ký một bản chỉ thị xem xét việc nhập khẩu thép vào Mỹ có nên bị giới hạn hay không vì lý do an ninh quốc gia theo một đạo luật được thông qua năm 1962.

Những động thái này, bao gồm cả việc xem xét các quy định "Mua hàng Mỹ, thuê người Mỹ" được đưa ra hồi đầu tuần này, đã làm dấy lên mối quan ngại rằng chính quyền Trump đang hướng ra bên ngoài Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để khắc phục việc hạn chế nhập khẩu của Mỹ.

Giới tài chính toàn cầu chung tay

Chủ tịch WB Jim Yong Kim cũng bày tỏ động thái ủng hộ thương mại tự do rằng, thương mại tư do và cởi mở hơn là “quan trọng đối với tương lai của thế giới”. Và ông cũng sẽ không giảm cam kết của tổ chức cho vay đa phương này đối với thương mại và các dự án năng lượng tái tạo.

"Khoa học về biến đổi khí hậu không thay đổi do bất kỳ cuộc bầu cử đặc biệt nào, và tôi không thấy nó sẽ như thế", ông Kim cho biết tại một cuộc họp báo. "Chúng ta phải là một tổ chức dựa trên chứng cứ."

Giám đốc IMF Christine Lagarde nói với các phóng viên hôm thứ Năm rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để làm cho hệ thống thương mại toàn cầu trở nên công bằng hơn và bày tỏ sự sẵn sàng làm việc với Trump để làm điều đó.

Trong một cuộc họp báo, bà Lagarde cho biết cần phải cải tiến các quy tắc giải quyết tranh chấp của WTO cũng như giảm trợ cấp của chính phủ trong ngành công nghiệp và giải quyết một số “sự méo mó” thương mại khác.

Bà nói IMF sẽ xem xét giảm trợ cấp của chính phủ trong ngành công nghiệp và các hoạt động thương mại khác làm hạn chế cạnh tranh, nhưng nói rằng "các biện pháp bảo hộ" cần phải được tránh sử dụng.

"Từ những mối liên hệ khác nhau mà tôi đã có với chính quyền (Trump) cho đến nay, tôi có mọi lý do để tin rằng chúng tôi sẽ có tiến trình tích cực, chúng tôi sẽ hợp tác với nhau để hỗ trợ và thực sự cải tiến hệ thống (kinh tế) như đã từng làm, "Lagarde nói.

IMF cũng đã bày tỏ mối quan ngại về kế hoạch cắt giảm thuế trong nước của chính phủ Trump, công bố các báo cáo hôm thứ tư cho biết động thái như vậy có thể gây ra rủi ro tài chính và tăng nợ công.

Về phía Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết ông sẽ công bố kế hoạch thuế "sớm, rất sớm" và dự đoán rằng nó sẽ được Quốc hội thông qua trong năm nay.

Tuy nhiên, ông cũng chỉ tiết lộ một vài chi tiết và dư luận chưa thể biết được rằng kế hoạch thuế này có bao gồm một phần thuế biên giới gây tranh cãi hay không.

"Nó (kế hoạch thuế) sẽ thay đổi mạnh mẽ, có ý nghĩa và sẽ tạo ra rất nhiều tăng trưởng kinh tế," Mnuchin nói.

Các cuộc gặp của IMF và WB diễn ra khoảng một tháng sau khi Mnuchin kiên quyết với việc loại bỏ một cam kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ khỏi Thông cáo chung của nhóm G20 tại Baden-Baden, Đức.

Eswar Prasad, cựu quan chức IMF tại Trung Quốc, cho biết chính quyền Trump có thể chọn cách bỏ qua lời khuyên của IMF và các tổ chức khác.

Ông Prasad, hiện nay là giáo sư thương mại quốc tế của Đại học Cornell, nói: "IMF có ít đòn bẩy do sự hạn chế của họ về các biện pháp kinh tế, chỉ dựa trên khuyến nghị, thuyết phục và áp lực từ các đối tác – điều dường như không có nhiều tác động đến chính sách của chính quyền này (Mỹ).

(Theo AP, Reuters)

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi/chinh-quyen-trump-va-tinh-hoa-toan-cau-khau-chien-khoc-liet-236146.html