Chữa bệnh bằng nước và cát biển

(ANTĐ) - Một trong những thành phần có giá trị chữa bệnh nhất của nước biển là muối. Trong muối có 64 nguyên tố vi chất và 40 muối khoáng khác nhau.

Nước biển có tác dụng làm lành vết thương, trẻ hóa, tăng trương lực và làm mờ các vết nhăn trên da. Nhưng không nên ngâm trong nước biển quá 40 phút mỗi ngày, sau đó nhất định cần tắm nước ngọt, nếu không muối sẽ gây kích thích da. Sự bay hơi của nước biển rất có lợi cho những người bị hen suyễn vì nó làm giảm co thắt và tăng trương lực của trung tâm hô hấp. Khi bị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp và sổ mũi, các bác sĩ thường chỉ định rửa khoang mũi mà cơ sở của nó chỉ là nước biển. Khi nghỉ ở biển, các cơn đau thấp khớp ít gây chuyện hơn. Nên dạo chơi trên cát hoặc cuội sỏi, có tác dụng massage lòng bàn chân. Cát nóng được sử dụng chữa bệnh cho trẻ bị còi xương và các bệnh khớp mãn tính. Có thể chữa bằng cát cho trẻ từ 3 tuổi, nhưng nên tư vấn sơ bộ với bác sĩ. Để có được hiệu ứng chữa bệnh, chỉ nên phủ một phần nhất định trên người, trong khoảng thời gian từ sáng sớm đến 10h, khi nhiệt độ cát từ 30 đến 40 độ C. Cát khô nóng làm nóng cơ thể gây tác động có lợi cho hệ thần kinh, tim mạch, hô hấp và các bộ phận khác trong cơ thể. Chỉ nên trị liệu khoảng 15-30 phút. Khi thấy cảm giác xấu đi, có hiện tượng tim đập nhanh thì cần ngừng việc ngâm cát. - Giúp kích thích hệ thống miễn nhiễm, cải thiện giấc ngủ, giảm bớt mức độ mẫn cảm của trẻ nhỏ. Nếu khách sạn bạn nghỉ gần biển, hãy mở cửa sổ vào ban đêm, vì gió biển có tác dụng làm khỏe người. Nhưng cần cẩn thận, đừng để gió lùa xuyên qua phòng. Tắm biển là một trong những biện pháp luyện tập tốt nhất. Đặc biệt, tắm biển giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu. Trẻ em trên 3 tuổi có thể tắm ở nhiệt độ nước 24-25 độ C trong khoảng 1,5-2 phút. Mỗi ngày có thể tăng thời gian xuống nước đến 5-6 phút. Khoảng thời gian giữa các lần tắm cách nhau không dưới 30 phút. Những người có các bệnh đường tiêu hóa khi tắm cần đặc biệt chú ý để nước biển không vào miệng. Nước với nhiều nguyên tố vi chất và muối làm dạ dày tiết dịch mạnh hơn. Nếu bạn bị loét dạ dày hay viêm tuyến hạ vị, chỉ cần một lần nuốt nước biển là có thể bị biến chứng. Cũng phải cẩn thận trong khi tắm biển nếu bị viêm thận, tuyến tiền liệt và các bệnh đường tiết niệu khác. Trong nước, bạn cũng có thể bị quá lạnh dẫn đến phát bệnh. Nếu bị tim mạch, cần tránh nắng mặt trời, tránh bị nóng quá mức. Phụ nữ mang thai cũng không nên đi chân trần trên cát nóng, phơi nắng và xuống biển quá 10 phút.

Nguồn ANTĐ: http://www.anninhthudo.vn/tianyon/index.aspx?articleid=68744&channelid=100