Chứng ăn nhiều do stress

Bạn có thấy mình đứng trước cửa tủ lạnh và lục tung lên để tìm được thứ gì đó nhấm nháp, hay bạn thích xà ngay vào quán xá để ăn cho đẫy bụng những lúc buồn chán? Đôi khi một chiếc bánh rán cũng giúp bạn lấy lại bình tĩnh mỗi khi bị stress và bạn có thể xơi tái cả túi đậu phộng to khi cảm thấy tức giận? Nếu bạn luôn sử dụng thực phẩm để đối phó với tâm trạng thay đổi, có thể bạn là một "emotional eater" (người ăn theo cảm xúc). Những người thuộc loại này thường sử dụng thức ăn để ngăn chặn hoặc giảm một phần các cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như: + Căng thẳng + Tức giận hay khó chịu + Trầm cảm hay đau buồn + Cô đơn + Lo âu + Chán nản + Mặc cảm tội lỗi + Thấy trống vắng Vấn đề là việc dồn hết mọi cảm xúc trong việc ăn thật thoải mái có thể gây ra sự tăng cân không mong muốn. Điều này cũng có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là khi bạn nạp vào cơ thể quá nhiều các loại thức phẩm có calo cao, quá ngọt, mặn hoặc giàu chất béo. - Thực phẩm chỉ là thuốc chữa ngắn hạn: Mặc dù thức ăn có thể làm bạn cảm thấy tốt hơn trong một thời gian ngắn, bạn có thể cảm thấy hài lòng nhưng đó chỉ là tạm thời. Trong thực tế, thực phẩm không thể lấy đi những cảm xúc tận sâu trong tâm trí bạn, sự cô đơn, tội lỗi hay lo lắng. Vì vậy, sau một thời gian, những cảm xúc tiêu cực đó sẽ quay lại. Hơn nữa, song song với sự stress đang mắc phải, bạn còn có thêm một mặc cảm tội lỗi khác là bạn sẽ cảm thấy mình đang ăn quá nhiều và nguy cơ tăng cân rất cao. Điều này còn tạo nên một thói quen ăn uống không tốt, tạo nên một chu kỳ đi xuống. - Việc kiểm soát: Để có thể kiểm soát được thói quen không tốt này, hãy làm những điều sau trước khi bạn lại mắc sai lầm: + Hãy viết vào một tờ giấy tất cả những vấn đề mà bạn đang mắc phải, những thứ khiến bạn không kiểm soát được hành vi ăn uống của mình. Việc nhìn thấy những cảm xúc cụ thể được ghi trên giấy sẽ giúp bạn nhận thức được rõ ràng về nó. Đây là bước đầu tiên để khắc phục bệnh. + Tìm ra quy luật: Hãy lập một biểu đồ thời gian cho cơn thèm ăn của bạn. Hầu hết những người mắc căn bệnh này đều có một thời gian muốn ăn nhất định. Ví dụ như bụng bạn thường đình công vào lúc 3h chiều, có 2 cách để khắc phục: một là sắp xếp cho mình một công việc thích hợp vào thời gian đó để quên đi cơn thèm; hai là nếu không thể ngăn chặn được nó, hãy tự chuẩn bị cho mình một món ăn tốt cho cơ thể, không chứa nhiều các chất có hại. Như vậy, bạn vẫn có thể ăn nhưng đó là những thực phẩm tốt. + Tìm thú vui khác ngoài "ăn": Hãy thử nghĩ xem, ngoài việc nạp thật nhiều thức ăn, có sở thích hay công việc nào bạn quan tâm, có thể át chế chứng thèm ăn. Thay vì nấu ăn, hãy thử làm dịu tâm hồn bạn bằng việc đi bộ, nghe nhạc, buôn chuyện với bạn bè, thực hành các bài tập yoga, thở sâu hay bắt đầu một dự án mà mình đề ra. Nghe nhạc hoặc đi dạo bộ, đi xe đạp là những thói quen tốt + Học cách ăn các bữa cân bằng: Một trong những tác hại của thói quen này là việc bạn ăn uống mất cân bằng, không dung hòa được những chất cần thiết cho cơ thể. Vì thế, để hạn chế tối đa, bạn nên học cách ăn uống cân bằng, các thức ăn nên bao gồm các Carbohydrates lành, các loại protein nạc và chất béo tốt. Điều này sẽ giúp bạn ngăn chặn nguy cơ đường trong máu cao và kéo dài sự ổn định tâm trạng. + Chọn món ăn nhẹ, lành: Tạo cho mình một khoảng thời gian ăn nhẹ nhàng, thong thả sẽ giúp kiềm chế chứng thèm ăn. Hạn chế đường, vì đường cũng kích thích dạ dày của bạn. Hãy cho phép mình châ nhỏ các bữa ăn, đặc biệt là kéo dài thời gian giữa bữa ăn trưa và tối. Hoa quả, các loại súp, bánh gạo... sẽ tốt cho bạn. Hoa quả và súp tốt cho dạ dày của bạn + Ngủ ngon: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những giấc ngủ ít hơn 6 tiếng có thể làm cho cơn đói tăng lên và khiến con người có cảm giác thèm ăn mặc, các loại Carbohydrates cao và thức ăn có đường. Với những giấc ngủ sâu (trên 8 tiếng) có thể giập tắt sự ngon miệng, dẫn đến tiêu tốn một lượng thực phẩm lớn. + Ăn đúng bữa: Hãy ăn khi cơ thể bạn cảm thấy đói, nghĩa là phần vật chất trong bạn thực sự muốn ăn chứ không phải do cảm xúc điều khiển. Ăn đúng bữa sẽ giúp cơ thể bạn thấy no và không còn cơ hội cho việc ăn vặt. Hãy kiên nhẫn, thay đổi thói quen ăn uống không dễ dàng và cần một thời gian dài. Chỉ cần quyết tâm, bạn nhất định sẽ thành công! Minh Minh (Theo Myhealth)

Nguồn Mực Tím: http://muctim.com.vn/vietnam/khoa-hoc-giao-duc/2010/3-1/36033/