Chứng khoán 24h: Tuần tích cực đầu tiên của khối ngoại

Kết thúc tuần giao dịch, khối ngoại trở lại mua ròng sau chuỗi phiên liên tục "xả" mạnh cổ phiếu bluechips với giá trị lên tới hơn 40 tỷ đồng

Cơ hội bắt đáy

Từ đầu tháng 9 đến nay đã diễn ra khá nhiều thương vụ thoái vốn của cổ đông ngoại. Việc thoái vốn diễn ra mạnh mẽ hơn được lý giải một phần là do một số quỹ đầu tư sắp hết thời hạn hoạt động, tái cơ cấu danh mục, nhưng cũng mở ra cơ hội cho nhà đầu tư khác gia nhập thị trường .

Quỹ đầu tư Red River Holding (RRH) đã bán thành công hơn 3,6 triệu cổ phiếu FPT của Tập đoàn FPT. Theo đó, RRH không còn là cổ đông lớn của FPT khi tỷ lệ sở hữu giảm từ 5,38% (24,7 triệu cổ phiếu) xuống còn 4,58% (21 triệu cổ phiếu) kể từ ngày 9/9/2016. Trước đó, RRH cũng đăng ký thoái 2 triệu cổ phiếu tại CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) và chuyển nhượng hơn 3 triệu cổ phiếu cho công ty con tại Thủy sản Minh Phú (MPC)…

Cơ hội của chứng khoán

Điểm dễ nhận thấy trên thị trường tiền tệ gần đây là tình trạng dư thừa thanh khoản. Báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết, tính đến cuối tháng 8/2016, vốn huy động từ hệ thống các tổ chức tín dụng đã tăng 11% so với đầu năm, trong khi đó, tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu chậm lại, ước chỉ khoảng 9,2%.

Thống kê từ bộ phận nghiên cứu của CTCK Bảo Việt (BVSC) cho thấy, trong nhiều tuần nay, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng đã liên tục giảm, nhưng đà giảm vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Gần đây, có giai đoạn mặt bằng lãi suất đã chạm mức dưới 0,8%/năm ở các kỳ hạn, mức thấp nhất trong lịch sử, trong khi đó hồi đầu năm, tỷ lệ này vẫn còn dao động quanh mốc 5%/năm.

Cáp treo Bà Nà lên sàn, ông Lê Viết Lam sẽ vào top người giàu

Hai doanh nhân có thể góp mặt trong top người giàu trên sàn chứng khoán với lượng cổ phần sở hữu tại Cáp treo Bà Nà.Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) cho biết đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của Công ty Cổ phần Dịch vụ Cáp treo Bà Nà (Banacab).

Theo đó, Cáp treo Bà Nà sẽ niêm yết 216,4 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 2.164 tỷ đồng theo mệnh giá ...(Xem tiếp).

Lên sàn ngoại có dễ?

Mới đây, tờ Financial Times (Anh) dẫn nguồn tin thân cận cho biết, hãng hàng không giá rẻ VietJet Air đã quyết định hoãn kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại khu vực Đông Nam Á, do "nhiều sự phức tạp về thủ tục pháp lý”.

Tổng giám đốc VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo thừa nhận rằng bản thân bà cùng các cộng sự, cố vấn đều không thể tưởng tượng nổi khối lượng giấy tờ thủ tục khổng lồ mà họ cần phải xử lý và hoàn thành cho kế hoạch IPO này...(Xem tiếp).

Vn-Index có thể tiếp cận khu vực 700 điểm?

Chỉ số VN-Index đã duy trì thành công xu hướng tăng khá đều kéo dài suốt từ đầu năm đến nay đã kỳ vọng mục tiêu tiếp cận khu vực 700 điểm từ nay đến cuối tháng 10/2016 của VN-Index.

Giai đoạn từ đầu tháng 8/2016 đến nay là thời điểm bán ròng “mạnh tay” nhất của khối ngoại kể từ đầu năm 2016 đến nay. Giá trị bán ròng tính riêng tại HSX từ đầu tháng 8 đến nay ghi nhận hơn 5.000 tỷ đồng. ..(Xem tiếp).

Phiên 23/9: Về lại với VNM, khối ngoại mua ròng tiếp hơn 100 tỷ đồng

Kết thúc chuỗi ngày dài khối ngoại chốt lời VNM, đẩy cổ phiếu này có nhịp điều chỉnh mạnh bất thường. Phiên hôm nay, khối này quay trở lại mua vào hơn 73 tỷ đồng, đưa trạng thái giao dịch trên HOSE tiếp tục tích cực.

Trên sàn HNX, gia tăng tỷ trọng đột biến ở HUT, khối ngoại tiếp tục duy trì trạng thái mua ròng với hơn 16,6 tỷ đồng. Cụ thể, khối này thực hiện mua vào 29,3 tỷ đồng và bán ra 12,6 tỷ đồng.. .(Xem tiếp).

Chứng khoán chiều 23/9: Phiên giao dịch 4.675 tỷ đồng của HOSE

Giá trị giao dịch của phiên hôm nay không thua kém với phiên cơ cấu của 2 quỹ ETF trong tuần trước. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do thỏa thuận lớn tại FPT và VNM.

Nhờ VNM tăng 2%, VN-Index đã tiếp tục có phiên tăng điểm (+2,71%) lên 674,09 điểm (+0,4%).

Tuy nhiên, hầu hết các cổ phiếu lớn hôm nay đã không duy trì được cầu tiền vào khi các mã GAS chỉ còn tăng 1,2%, VIC tăng 0,8% trong khi VCB giảm 0,4% ...(Xem tiếp).

Đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu FPT, Đầu tư SCIC chỉ mua được gần 22%

Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC) vừa thông báo chi mua được 222.810 cổ phiếu FPT. Trong khi trước đó tổ chức này đã đăng ký mua 1 triệu cổ phần. Sau giao dịch này, Đầu tư SCIC nâng tổng số cổ phần từ 1,45 triệu cổ phiếu lên 1,675 triệu cổ phiếu. Tỷ lệ sở hữu tăng lên 0,36% vốn điều lệ FPT.

Giao dịch được thực hiện toàn bộ bằng khớp lệnh từ ngày 26/8 đến 29/8. Mặc dù, đăng ký giao dịch từ ngày 25/8 đến 22/9 nhưng sau vài ngày đầu, SIC đã đứng ngoài các phiên giao dịch sau đó.Nguyên nhân được tổ chức này cho biết là do biến động thị trường.

Người Thái chờ mua cổ phần 12 doanh nghiệp nhà nước

Mục tiêu thoái hết vốn tại 12 doanh nghiệp lớn đến 2017 của Chính phủ Việt Nam đang được các tập đoàn Thái Lan chờ đón, đặc biệt là mảng đồ uống và vật liệu.

“Kế hoạch bán hết cổ phần tại 12 doanh nghiệp lớn của Chính phủ Việt Nam đang làm các công ty nước ngoài hào hứng bởi cơ hội khai thác một thị trường tiềm năng 93 triệu dân mà trước đây họ khó tiếp cận”, tờ Nikkei vừa đưa ra bình luận.

TPBank chuẩn bị mua hơn 8,7 triệu cổ phiếu quỹ

TPBank cho biết, nguồn vốn mua cổ phiếu được lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2015 của ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc thông qua phương án mua lại cổ phiếu quỹ.

Theo đó, TPBank dự kiến mua lại hơn 8,7 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 1,495% vốn điều lệ của ngân hàng này làm cổ phiếu quỹ. Giá dự kiến mua lại là 9.184 đồng/cổ phiếu. ..(Xem tiếp).

MAI HƯƠNG

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/tai-chinh/chung-khoan-24h-tuan-tich-cuc-dau-tien-cua-khoi-ngoai-2007748.html